4 lợi thế của LinkedIn trong tìm kiếm khách hàng

LinkedIn là nơi dành cho những người kinh doanh mở rộng mạng lưới và học ý tưởng mới, nó còn trở thành một chìa khóa vàng để tìm kiếm khách hàng tiềm năng.

 lợi thế của LinkedIn trong tìm kiếm khách hàng..
Ảnh: On Q Company

Sau những ồn ào và việc thay đổi một số chức năng cơ bản đã khiến cho cái tên LinkedIn bớt đi sự hấp dẫn. Rất nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp tìm đến các mạng xã hội khác để khách hàng có thể dễ dàng nhìn thấy nội dung tiếp thị của họ. Điều đó có thể thấy qua sự chênh lệch khá lớn số lượng người dùng tích cực của Facebook là 1,71 tỷ, Twitter 313 triệu và LinkedIn chỉ “khiêm tốn” 106 triệu.

Tuy nhiên Hàng triệu người dùng cũng chưa chắc đem lại hiệu quả tối ưu cho doanh nghiệp. Mọi người thường truy cập các trang mạng xã hội truyền thống để đăng ảnh, cập nhật tình hình bạn bè hay thi thoảng xem các video thú cưng. Nhưng LinkedIn thì khác. Đây là nơi dành cho những người làm kinh doanh, mở rộng mạng lưới và học hỏi ý tưởng mới.

Hầu hết người dùng LinkedIn là những người kinh doanh, và đây cũng là điểm vượt trội của nền tảng này, khiến nó trở thành công cụ phát triển sự nghiệp và kinh doanh hiệu quả. Dưới đây là 4 điểm mạnh của LinkedIn:

1. Mạng xã hội hàng đầu về tìm kiếm khách hàng tiềm năng

Chỉ riêng năm 2014, hơn 80% chiến dịch truyền thông xã hội đến từ LinkedIn. Con số này có thể thay đổi một chút trong vài năm qua, nhưng nền tảng này vẫn đánh bại tất cả những nền tảng khác trong việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.

Để tối ưu hóa, doanh nghiệp hãy cân nhắc sử dụng chiến dịch tiếp thị “nhỏ giọt” (Drip marketing), khái niệm chỉ sự thúc đẩy tương tác liên tục giữa thương hiệu và các khách hàng tiềm năng, giúp doanh nghiệp kết nối và liên tục xuất hiện trước mắt các đối tượng tiềm năng.

Một trong những công ty thành công gần đây với drip marketing là Cohen Architectural Woodworking. Công ty sử dụng kết hợp giữa cập nhật trạng thái và nội dung truyền thông để định vị vị trí đứng đầu của mình trong ngành. Với các thông điệp được cá nhân hóa và nhất quán, cái tên Cohen luôn dẫn đầu. Không chỉ tăng số lượng kết nối, mà trong đó có 30% người đồng ý mua sản phẩm.

2. Là nơi xây dựng các mối quan hệ chặt chẽ

Tham gia các nhóm trên LinkedIn, bạn sẽ có 70% cơ hội có một cuộc hẹn bán hàng bất ngờ. Hơn nữa, việc tạo nhóm sẽ giúp bạn tập trung vào việc phát triển và chia sẻ các nội dung chất lượng cao, thu hút các đối tượng khách hàng tiềm năng.

4 lợi thế của LinkedIn trong tìm kiếm khách hàng
Ảnh: LinkedIn Microsoft

Để xây dựng các thành viên trong nhóm, bạn có thể mời các đối tượng khách hàng tương lai tham gia, đặt ra những câu hỏi tư duy và chia sẻ nội dung liên quan đến lĩnh vực hoạt động của công ty.

Công ty Swip Systems đã sử dụng chiến lược tương tự để xác định khách hàng tiềm năng. Họ định vị CEO của công ty – Tom Swip như một nhà lãnh đạo đáng tin cậy trong ngành. Bằng cách tìm kiếm, chọn lọc các đối tượng tiềm năng trên LinkedIn và mời họ tham gia, vị CEO này đã phát triển nhóm LinkedIn của mình lên đến 6.000 thành viên, tạo ra một kênh bán hàng mới và hiệu quả cho Swip Systems.

3. Khả năng tìm kiếm hiệu quả

Khả năng tìm kiếm nâng cao của LinkedIn cho phép bạn tìm kiếm người dùng theo chức danh, quy mô công ty, lĩnh vực, vị trí và nhiều tiêu chí khác. Điều này giúp doanh nghiệp tập trung xây dựng mối quan hệ với các khách hàng tiềm năng, hay vì tạo ra mạng lưới dàn trải.

Hãy bắt đầu bằng cách tạo một hồ sơ khách hàng tiềm năng và đi vào chi tiết về các khách hàng này. Họ làm việc trong ngành nào? Họ giữ chức vụ gì trong công ty? Họ sống ở khu vực nào? Một khi bạn có tất cả các thông tin đó, bạn có thể sử dụng các thông tin này ở phần “Tìm kiếm người dùng nâng cao” của LinkedIn.

4 lợi thế của LinkedIn trong tìm kiếm khách hàng
Ảnh: tinhhoa.net

4. Dễ dàng xuất bản và phân phối nội dung

Bạn có thể dễ dàng xuất bản các bài viết lên LinkedIn, những bài viết thể hiện kiến thức và kinh nghiệm của bản thân.

Nếu bài viết của bạn hay, các biên tập viên LinkedIn sẽ đưa bài viết đó lên kênh Linked Pulse, giúp bạn có thêm hàng nghìn lượt xem và người theo dõi.

Hãy kiểm tra lịch biên tập của LinkedIn, đăng bài viết có tư duy và lời khuyên thực tiễn về các chủ đề hàng tháng. Hãy đảm bảo mỗi nội dung bạn đăng tải đều có ích và hấp dẫn độc giả.

Cần nhớ rằng, bạn có thể tìm thấy khách hàng tiềm năng trên Facebook hay Twitter, nhưng chưa chắc họ muốn tìm hiểu về doanh nghiệp của bạn, nhất là khi bạn đang giao tiếp B2B, vì người dùng truy cập các trang mạng xã hội này để kết bạn chứ không phải để kinh doanh. Thay vào đó, hãy hướng đến LinkedIn và sẵn sàng cho một chuyến “đi câu” bội thu.

Theo Doanh nhân Sài Gòn

Add a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.