“Cha đẻ” của phương pháp marketing dựa trên cảm xúc

Marketing dựa trên cảm xúc của con người là phương pháp mà rất nhiều nhà marketing áp dụng vào chiến lược của mình và nó luôn tỏ ra rất hiệu quả.

Ngày nay có rất nhiều nhãn hàng “tận dụng” những cảm xúc thông thường của con người vào các chiến dịch marketing. Các thương hiệu này đưa ra những thông điệp đánh đúng vào tâm lý, tình cảm của nhóm người tiêu dùng mà họ nghiên cứu, nhóm khách hàng này sẽ bị tác động và tiếp cận sản phẩm của nhãn hàng trong vô thức nhằm tìm giải pháp cho vấn đề của mình. Vậy bạn có biết ai là người áp dụng cảm xúc vào marketing đầu tiên không?

“Cha đẻ” của phương pháp marketing dựa trên cảm xúc
Nhà Marketing lỗi lạc –
Edward Bernays. Ảnh: Daum 블로그

Thực tế cách marketing này không còn mới, nó đã được áp dụng từ rất lâu về trước. Học thuyết của Sigmund Freud là một trong những học thuyết đầu tiên đặt nền móng cho phương pháp marketing bằng cảm xúc con người và ông là marketer đầu tiên áp dụng học thuyết này vào chiến dịch marketing.

Khơi dậy cảm xúc công chúng

Vào những năm 1920, hút thuốc là điều tối kị của phụ nữ, nếu cầm điếu thuốc trên tay họ sẽ bị coi là vô lễ và không hợp thời. Rất nhiều nhãn hàng cùng ngành công nghiệp thuốc lá ra sức kêu gọi phụ nữ hãy hút thuốc nhưng đều vô vọng. Đến năm 1928, Edward Bernays – một nhà marketer điên rồ cùng những ý tưởng điên rồ, đã lên một chiến dịch marketing khó lường.

“Cha đẻ” của phương pháp marketing dựa trên cảm xúc
Ảnh: Одноклассники

Edward Bernays đã tổ chức một buổi Diễu hành Lễ phục sinh ngày chủ nhật tại New York rất lớn, với những người phụ nữ được thuê để tất cả cùng dừng lại và châm thuốc lá vào cùng một thời điểm. Ông thuê những photographer chụp lại khoảnh khắc “siêu ngầu” ấy và gửi cho tất cả các báo lớn tại New York, kèm thông điệp “những phụ nữ này không phải chỉ là đang châm thuốc lá, mà họ đang thắp lên ngọn đuốc tự do”.

“Cha đẻ” của phương pháp marketing dựa trên cảm xúc
Ảnh: Brands Vietnam

Chiến dịch của Bernays diễn ra 1 thập kỷ sau khi Cuộc Cách Mạng Nữ Quyền thành công, phụ nữ lúc này cắt tóc ngắn, mặc đồ gợi cảm … để thể hiện tinh thần “tự do” mà họ nghĩ mình thích đáng có được. Bernays cùng với thông điệp “hút thuốc = tự do” đã khơi dậy cảm xúc mãnh liệt của những người phụ nữ này. Đó chính là lí do vì sao chiến dịch táo bạo của ông lại mang đến hiệu quả bất ngờ như vậy.

Những cách marketing ma mãnh bằng cảm xúc

Học thuyết của Edward Bernays không chỉ dừng lại ở đó. Bạn sẽ ngạc nhiên nếu biết những phương pháp marketing phổ biến ngày nay đều bắt nguồn từ Bernays. Có thể nói đến như: sử dụng kênh KOL – quảng cáo bằng sự ảnh hưởng của người nổi tiếng, hay cách tạo ra những bài báo quảng cáo khéo léo, “hư cấu” về sản phẩm.

“Cha đẻ” của phương pháp marketing dựa trên cảm xúc
Ảnh: DailyOnline

Ngoài ra, Bernays là một trong những nhà marketer đầu tiên ứng dụng học thuyết của Freud vào marketing. Học thuyết này cho rằng, hầu hết những quyết định của con người đều là vô thức và phi lý trí. Dựa vào học thuyết này mà Bernays đã nắm bắt được rằng: bạn có thể khoan vào nổi sợ hãi bấp bênh của con người. Nếu bạn có thể len lõi vào cảm giác thiếu thốn của khách hàng, họ sẽ sẳn sàng mua bất kì thứ gì mà bạn bảo.

“Cha đẻ” của phương pháp marketing dựa trên cảm xúc
Ảnh: Mick Olinik

Đây chính là bước khởi nguồn cho những phương pháp marketing phổ biến sau này. Khi những sản phẩm xe được rao bán như một cách thể hiện sức mạnh và sự tin cậy cho phái mạnh, trang điểm là cách để phụ nữ được yêu thương nhiều hơn, hay bia là thứ mang đến sự vui vẻ, hứng khởi trong bữa tiệc.

Add a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.