Giá trị của nút “like” khi tiếp thị mạng xã hội

Theo thống kê của Facebook, mỗi ngày, khoảng 1,6 tỉ người dùng Facebook đã click vào nút “like” (thích) hơn 4,6 tỉ lần bất kể những biểu tượng cảm xúc mới.

Trong danh sách 500 công ty lớn nhất nước Mỹ tính theo doanh thu của tờ Fortune (Fortune 500), có tới hơn 80% trong số này có trang Facebook đang hoạt động. Và theo thống kê của Facebook, mỗi ngày, khoảng 1,6 tỉ người dùng Facebook đã click vào nút “like” (thích) hơn 4,6 tỉ lần, bất kể gần đây hãng có thêm năm biểu tượng cảm xúc mới bên cạnh biểu tượng “like”.

Mạnh mẽ và giàu tiềm năng phát triển như vậy, tuy nhiên, có một thực tế mà đa số doanh nghiệp khi phát triển chiến lược tiếp thị thông qua Facebook nói riêng và mạng xã hội nói chung đều nhận ra là số lượng lượt “like” hay tương tác của khách hàng trên Facebook không đồng nghĩa với việc doanh thu, lợi nhuận, thậm chí là danh tiếng của doanh nghiệp tăng lên.

Giá trị của nút “like” khi tiếp thị mạng xã hội
Ảnh: Improve Photography

Và kết luận đưa ra là: “Khi ai đó thích một thương hiệu trên mạng xã hội, không có nghĩa là họ sẽ thay đổi hành vi, suy nghĩ hay mua nhiều hơn những sản phẩm từ thương hiệu đó. Ngoài ra, hành động “like” hay “follow” (theo dõi), “comment” (bình luận), “share” (chia sẻ)… của một người bạn của bạn với một thương hiệu cũng không thực sự ảnh hưởng đến hành vi của bạn với thương hiệu đó”.

Không có quy tắc nào khi khách hàng chọn “like”

Có 2 nhóm được cung cấp phiếu giảm giá để mua một loạt sản phẩm của một thương hiệu mỹ phẩm. Với nhóm người thứ nhất, các nhà nghiên cứu thay đổi khoảng thời gian kể từ lúc họ “like” thương hiệu trên Facebook cho tới khi nhận được phiếu mua hàng giảm giá của thương hiệu. Vậy nhưng, sau 16 lần thử nghiệm, nhóm nghiên cứu không tìm được bằng chứng nào cho thấy có sự thay đổi trong nhận thức của người dùng ở hai nhóm người, khi tỷ lệ sử dụng phiếu giảm giá ở nhóm thứ nhất (có “like”) và nhóm thứ hai không cố định và không theo quy tắc nào cả.

Giá trị của nút “like” khi tiếp thị mạng xã hội
Ảnh: CafeF

“Một người có thể tương tác với 1.500 bài viết mỗi ngày trên mạng xã hội. Một con số đủ khiến não bộ của chúng ta chẳng biết chúng ta đang làm cái gì trên đó. Và mặc cho chúng ta hay bạn bè, người thân của chúng ta có thích một sản phẩm, bài viết, nhãn hiệu nào đi nữa, chúng ta cũng sẽ sớm chẳng có ấn tượng gì về nó chỉ năm phút sau”  – nhóm nghiên cứu kết luận.

Vậy, làm sao để thương hiệu có thể phát huy tối đa nhất lợi thế từ việc có nhiều người “like”, “follow” trên Facebook?

Nên dung hòa truyền thống và hiện đại

Một thí nghiệm khác được tiến hành, Facebook được trả tiền để hiển thị hai bài viết một tuần, liên tục trong hai tháng cho các thành viên của nhóm “like” trang Discovery Vitality. Kết quả, sau khi được phát phiếu giảm giá, những người thường xuyên tương tác (nhóm thứ nhất) có tỷ lệ sử dụng phiếu cao hơn, trung bình là hơn 8%”.

Từ đây, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng, tiếp thị kỹ thuật số trên mạng xã hội dù giúp doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng nhanh hơn, mạnh hơn, nhưng không thể thay thế hoàn toàn tiếp thị truyền thống trong việc tác động đến hành vi và nhận thức của khách hàng.

Chức năng tốt nhất của mạng xã hội là lắng nghe và tương tác

Giá trị của nút “like” khi tiếp thị mạng xã hội
Ảnh: ST

Theo nhóm nghiên cứu, nếu doanh nghiệp nhắm đúng đối tượng khách hàng, xây dựng hệ thống thông tin, bài đăng tốt, phù hợp nhu cầu, có khoản tiền và thời gian đầu tư bài bản, kết hợp tốt với tiếp thị truyền thống, thì doanh nghiệp vẫn có thể thu được lợi ích từ việc khai thác mạng xã hội. Tuy nhiên, có một điều khá thú vị là một thương hiệu không chi tiền quảng cáo trên mạng xã hội vẫn có thể thành công nếu biết cách lắng nghe và tương tác với người dùng.

“Chúng tôi nhận thấy, hầu hết những người gặp rắc rối và phải tìm thông tin, giải pháp trên các phương tiện truyền thông xã hội, nếu được thương hiệu tư vấn trực tiếp và giải đáp kịp thời, sẽ là những khách hàng thân thiết nhất và giá trị nhất mà thương hiệu có được. Bởi ai trong chúng ta cũng muốn được lắng nghe. Vì vậy, lắng nghe và phản hồi khách hàng của mình trên mạng xã hội là cách tốt nhất và rẻ nhất để thương hiệu gây thiện cảm với khách hàng, thậm chí có thể biến họ dần trở thành những sứ giả miễn phí cho thương hiệu sau này”.

Theo kynang.edu

Add a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.