Mang tâm lý vào trong tiếp thị

Khuyến kích khách hàng mục tiêu mua hàng, khách hàng cũ quay lại là mục tiêu tiếp thị, nó cần bạn tận dụng tốt tâm lý khách hàng vào quá trình tiếp thị.

Robert Rosenthal cho rằng đa số người làm tiếp thị không phải là nhà tâm lý nhưng lại biết cách vận dụng tâm lý để thu hút người tiêu dùng.

Mang đến những ý tưởng giàu cảm xúc

Nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy rằng thông điệp tiếp thị sẽ phát huy tác dụng nhiều hơn khi bạn nhấn mạnh nó vào một sản phẩm hay một dịch vụ mà người dùng có thể nhận được thay vì liệt kê nó khô khan về thành phần và tính năng.

Mang tâm lý vào trong tiếp thị

Tái định vị cuộc cạnh tranh

Nhiều nhà tiếp thị cố gắng làm cho khách hàng hiểu rằng sản phẩm của họ mang đến một nhu cầu giá trị cao hơn, khác biệt trong cuộc sống hiện tại của khách hàng. Đây là một cách hữu hiệu, nó khiến cho sản phẩm, dịch vụ của bạn trở thành sự chọn lựa rõ ràng.

Quảng bá về sự “độc quyền”

Con người thường có tính đố kỵ, sự tự hào và lòng “ham muốn” bản thân mình thật đặc biệt. Chính vì thế mà khi nói cho khách hàng biết rằng sản phẩm của bạn là độc quyền, sẽ kích thích rất tốt nhu cầu của họ đấy.

Mang tâm lý vào trong tiếp thị

Tâm lý sợ tổn thất

Có nhiều cách dùng nổi sợ vào tiếp thị, đánh vào tâm lý sợ tổn thất chính là một cách hiệu quả. Con người thường có tâm lý muốn tránh tổn thất, mất mát hơn là cố gắng đạt được điều gì đó. Bạn có thể tận dụng tâm lý này vào hình thức “dùng thử miễn phí”.

Mang tâm lý vào trong tiếp thị

Xây dựng đội quân hâm mộ… và “kẻ thù”

Tâm lý “bầy đàn” khiến con người thích “cảm giác thuộc về”, họ thường gắn mình với một nhóm, cộng đồng hay niềm tin nào đó. Nhưng sẽ là phi thực tế để mong đợi tất cả đều thích bạn, trong khi cộng đồng không thích bạn vẫn có thể là người tiếp thị gián tiếp cho bạn. Nên nhớ rằng bạn không cố gắng tiếp thị cho tất cả mọi người, mà hãy tạo nên một cộng động trung thành với nhãn hiệu của bạn.

Mang tâm lý vào trong tiếp thị

Khi những cam kết nhỏ trở thành thắng lợi lớn

Robert Cialdini – Giáo sư về marketing và tâm lý học tại Arizona State University (Mỹ) nêu ra 1trong 6 nguyên tắc thuyết phục của ông là “Cam kết và nhất quán”. Khoa học đã chứng minh khi người ta cần chọn lựa, họ có khuynh hướng dùng các quyết định trong quá khứ để xác định những hành động trong hiện tại và tương lai.

Nhà tiếp thị có thể vận dụng tâm lý này bằng cách khiến cho khách hàng tiềm năng đồng ý các yêu cầu nhỏ trước, như: đăng ký nhận thông tin định kỳ qua email, theo dõi trên mạng xã hội, tham dự hội thảo hay tải sách điện tử. Sau vài nỗ lực thành công khiến khách hàng “đồng ý”, và khi bạn tăng mức độ lên như mua hàng hay dịch vụ thì đối tượng tiềm năng sẽ dễ phản ứng tích cực hơn.

Add a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.