Marketing cảm xúc: Bí quyết nhấn mạnh sự khác biệt thương hiệu

Marketing bằng cảm xúc đôi khi không phải chất lượng sản phẩm mà chính là những lời chào hàng có cảm xúc đã khiến người tiêu dùng quyết định sử dụng sản phẩm của công ty bạn.

Trong cuốn MarketBusters của chúng tôi, đồng nghiệp Ian MacMillan và tôi đã khuyến khích các doanh nghiệp hãy suy nghĩ về việc bổ sung cảm xúc cho những lời chào hàng của họ để có thể tạo ra sự khác biệt rõ rệt trong một lĩnh vực vốn đã rất nhiều điều khác biệt.

Những kết quả bất ngờ

Việc hiểu và áp dụng  cảm xúc trong quảng cáo đã và đang đem lại những kết quả bất ngờ.

Điển hình như sự thành công của quảng cáo của hãng bia Budweiser trong mùa Super bowl Mỹ năm 2015 vừa qua.  Quảng cáo có tên “ Chú chó đi lạc”, nội dung kể về một chú chó nhỏ đi lạc đang tìm đường về nhà. Trước khi về đến nhà an toàn chú bị bao vây bởi những con sói và khi ấy những chú ngựa đã tới giải cứu, giúp chú chó nhỏ đoàn tụ với chủ của mình.

Nội dung quảng cáo tưởng chừng rất đơn giản và không hề nhắc tới sản phẩm của Budweiser nhưng nó đã tạo nên thành công vang dội khi trở thành quảng cáo được yêu thích nhất trong chương trình Super bowl và video đăng tải trên Youtube thu hút hơn 29 triệu lượt xem chỉ sau hơn 1 tháng ra mắt.

Marketing cảm xúc: Bí quyết nhấn mạnh sự khác biệt thương hiệu
Ảnh: LamMarketing.vn

Dường như ngày càng nhiều doanh nghiệp đang tìm kiếm sự thành công trong marketing cảm xúc. Khi mà công nghệ được sao chép một cách nhanh chóng và công nghệ web san bằng sân chơi trên những thứ như giá cả địa phương, thì cảm xúc vẫn là điều tạo được sự khác biệt mạnh mẽ.

Vậy, làm thế nào để tạo được cảm xúc mạnh mẽ cho khách hàng về những thứ chúng ta mời chào họ?

Đầu tiên, hãy suy nghĩ kỹ về các phân đoạn khách hàng.  Phân đoạn tốt phản ánh những hành vi – nên nhớ rằng thậm chí các khách hàng tương đối giống nhau vẫn có những hành vi và sở thích rất khác nhau.

Tiếp theo, bạn cần suy nghĩ thấu đáo về các tình huống của khách hàng khi họ đang lắng nghe và tìm hiểu về lời mời chào của bạn. Điều gì đang ở trong tâm trí của họ? Họ đang lo lắng về vấn đề gì? Họ đang mong đợi điều gì? Liệu họ thích tìm hiểu nhiều hơn hay chỉ cần biết về những vấn đề mà bạn đã giải thích cho họ?

Tiếp nữa, hãy cân nhắc những cảm xúc bạn có thể sử dụng một cách thích hợp.

Cuối cùng, hãy thử nghiệm chúng. Cố gắng lôi kéo các thành viên đại diện từng phân đoạn khách hàng của bạn và quan sát xem họ sử xự ra sao. Với cách này, sự quan sát là câu trả lời tuyệt đối. Các khách hàng thường sẽ không (hoặc không thể) nói với bạn điều mà họ thực sự đang định hướng hành vi của mình.

Sưu tầm

Add a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.