4 thói quen gây hại cho thương hiệu
|Tiếp thị luôn tồn tại 2 mặt, ranh giới giữa tiếp thị tốt và tiếp thị xấu rất mong manh. Nên người làm tiếp thị phải thật thận trọng, đôi khi một thói quen nhỏ cũng có thể làm đổ vỡ hình ảnh thương hiệu của bạn.
Sau đây là 4 thói quen có thể gây ấn tượng không tốt về thương hiệu của bạn trong mắt khách hàng.
Dựa vào tự động hóa
Khi sử dụng những công cụ trả lời tin nhắn, email tự động, doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí và tạo ra sự chuyên nghiệp hóa. Tuy nhiê, nếu một website thương mại chỉ sử dụng những công cụ trả lời tự động hóa, thay thế quá nhiều, đôi khi là hoàn toàn cho tương tác trực tiếp giữa khách hàng và doanh nghiệp, đôi khi sẽ làm “phật ý” khách hàng. Nó thể hiện sự thiếu quan tâm khách hàng của doanh nghiệp, ngoài ra còn có thể gây ra những phiền toái không nhỏ cho khách hàng.
Chế độ tự động trả lời làm tăng tỷ lệ đáp ứng, nhưng khi trả lời chung chung, không thích hợp, hoặc không phù hợp, thì tỷ lệ đáp ứng cao cũng không có ý nghĩa gì. Mặt khác, các thương hiệu sẽ bỏ lỡ toàn bộ các cuộc hội thoại với người tiêu dùng.
Chia sẻ quá nhiều trên mạng xã hội
Việc tạo ra các kết nối sâu sắc với người tiêu dùng trên các trang mạng xã hội không hề dễ dàng. Kết nối mà không thu hút được khách hàng thì kết nối trở nên vô nghĩa, mở rộng kết nối cũng đồng thời là mở rộng sự giám sát. Vì vậy, trên mạng xã hội, các công ty phải truyền tải các thông điệp hữu ích, có tính giải trí và khả năng tương tác hơn là những bài viết với mục tiêu bán hàng.
Chỉ một sai lầm đơn giản đã có thể phá hoại toàn bộ nỗ lực của doanh nghiệp và sai lầm đó có thể là việc chia sẻ quá nhiều trên mạng xã hội. Socialbakers đã phân tích các nội dung từ các trang Facebook của các thương hiệu hàng đầu và kết luận rằng, nếu thương hiệu đăng bài viết ít hơn hai lần một tuần, họ có thể không duy trì được kết nối với người tiêu dùng. Tuy nhiên, đăng nhiều hơn hai lần một ngày cũng sẽ dẫn đến giảm sự quan tâm của khách hàng.
Hiệu ứng đoàn tàu
Việc tiếp thị sẽ chẳng mang lại lợi ích gì nếu bạn chỉ tạo ra những chiến dịch Marketing theo thị trường, chạy theo xu hướng khi tiếp cận khách hàng.
Vì vậy hãy chắc chắn rằng tạo ra được những chiến dịch Marketing với mục đích, đối tượng và chiến lược rõ ràng.
Tạo nội dung không phải cho người tiêu dùng
Đừng quên mục đích của nội dung tiếp thị. Theo Content Marketing Institute, chức năng của tiếp thị nội dung là để “thu hút và giữ được khách hàng bằng cách tạo ra một cách nhất quán và quản lý những nội dung có liên quan và có giá trị với mục đích thay đổi hay tăng cường hành vi của người tiêu dùng”.
Nếu nội dung không liên quan và không có giá trị đối với người tiêu dùng, thì nó hoàn toàn vô nghĩa. Do đó, để một thương hiệu thực sự tận dụng được tiềm năng của tiếp thị nội dung, thì không nên tiếp cận việc sáng tạo nội dung từ quan điểm bán hàng, nhưng cần đánh giá giá trị của nội dung trong mối liên hệ giữa thực tiễn và sức hấp dẫn thực sự.
Để có hiệu quả, các thương hiệu phải tiếp tục tạo ra những nội dung từ quan điểm của người tiêu dùng và luôn luôn nhớ rằng, hãy cung cấp giá trị, không phải số lượng.
Theo LamMarketing