2 quy tắc không thể bỏ qua khi kinh doanh trên mạng
|Dưới đây là 2 trong số nhiều quy tắc đang trở thành xu hướng của kinh doanh qua mạng được trang Harvard Business Review đề cập .
Theo công ty tư vấn PwC, đến năm 2020, thế giới “ảo” sẽ đến gần hơn với thế giới “thực”, khi 52% dân số thế giới có thể kết nối với internet bằng cách sử dụng các công cụ khác nhau. Với tốc độ phát triển không ngừng của internet, , thì việc kinh doanh trên internet, kinh doanh trong thế giới ảo, sẽ còn tiếp tục tăng trưởng mạnh.
Nhằm giúp thương hiệu có thể phát triển tốt hơn trong thế giới internet rộng lớn, Harvard Business Review đã đề cập đếến 2 quy tắc thiết yếu khi doanh qua mạng.
Quy tắc so sánh, khi thị trường tràn ngập thông tin
Theo một kết quả nghiên cứu của Công ty BigCommerce, dựa trên việc khảo sát 1.000 người mua hàng qua mạng ở Mỹ, thì giá cả, chi phí vận chuyển, tốc độ vận chuyển, mức độ ưu đãi giảm giá, giá trị thương hiệu, tính bảo mật, độ tin cậy, chính sách đổi trả sản phẩm, lời khuyên từ bạn bè… là những yếu tố quan trọng hàng đầu để họ cân nhắc trước khi đưa ra quyết định mua hàng.
Để “đối phó” với quy tắc này, thương hiệu có thể sử dụng nhiều loại công cụ, một trong số đó là hình thức marketing tương tác. Hiểu đơn giản, đây là hình thức marketing giúp thương hiệu có thể tương tác trực tiếp với người dùng, tạo ra sự đồng cảm, sự kết nối về mọi mặt, từ sản phẩm, chính sách, dịch vụ, đến đường hướng phát triển, triết lý kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp… thông qua những công cụ mạng xã hội.
Một ví dụ về sự thành công cho phương pháp này là Nike, với dòng sản phẩm Nike FuelBand (đo mức năng lượng được người dùng đốt cháy mỗi ngày). Để phát triển dòng sản phẩm này, Nike xây dựng mạng xã hội Nike+. Người dùng qua đó có thể cập nhật số năng lượng được đốt cháy hằng ngày lên tài khoản Nike+, theo dõi, so sánh vị trí của họ trên bảng xếp hạng với bạn bè, thần tượng, vận động viên chuyên nghiệp… Chiến dịch marketing này của FuelBand đã giúp Nike+ hiện có hơn 43 triệu người dùng trên toàn thế giới.
Quy tắc an ninh, cách để thương hiệu khẳng định giá trị
Theo một khảo sát mới đây được Công ty IBM thực hiện thì trung bình mỗi năm, các thương hiệu trên thế giới phải bỏ ra từ 400-500 tỉ USD để xây dựng hệ thống an ninh, tránh sự tấn công của hacker, virus phá hoại.
Sở dĩ vấn đề an ninh mạng ngày nay trở nên quan trọng như vậy là vì nó không chỉ giúp thương hiệu cũng như khách hàng bảo vệ tiền bạc, thông tin, mà còn giúp thương hiệu chiếm được lòng tin, tạo chỗ đứng trong lòng khách hàng. Bởi sẽ chẳng ai có thể tin tưởng và đánh giá cao một thương hiệu nếu nó quá dễ dàng bị… hack.
Ví dụ, nếu thương hiệu thể hiện sự cố gắng trong việc phát triển các hệ thống bảo vệ an ninh mới, tối tân hơn, dù chưa biết có thành công hay không, thì cũng đã được khách hàng đánh giá rất cao.
Theo DNSG