Thiết kế nhận diện Starbucks và câu chuyện khác biệt thương hiệu (p.2)
|Hình ảnh và thiết kế cửa hàng là nhân tố tạo nên sự khác biệt của Starbucks, cũng chính điều này làm khách hàng nghĩ rằng Starbucks luôn đi trước một bước.
Độc đáo nhờ thống nhất thiết kế nhận diện
Sau bước đầu thành công khi thiết kế được hình ảnh thương hiệu và tạo dựng một hình ảnh chung cho các cửa hàng và mẫu bao bì, Starbucks nhanh chóng ghi được dấu ấn riêng của mình. Để giữ cho hình ảnh thương hiệu của mình được nhất quán với một khoản chi phí hợp lý, hai trong những nhà thiết của Starbuck đã phát triển một hệ thống bản màu. Mỗi bảng gồm sáu màu cơ bản với nhiều tuỳ chọn khác nhau.
Tuy hệ thống màu này đã giúp Starbucks có nét độc đáo riêng của thương hiệu, nhưng khi nhãn hàng này phát triển rộng ra toàn quốc, nhiều ý kiến phàn nàn rằng những cửa hàng này quá giống nhau với lối thiết kế quá cứng nhắc và giống kiểu cơ quan nhà nước.
Rập khuôn và tốn chi phí
Năm 1994, dưới sự định hướng của Arthur Rubinfeld, Starbuck bắt đầu có những thử nghiệm mới. Thương hiệu này thiết kế một số cửa hàng độc đáo dành riêng cho các nhu cầu cụ thể riêng. Như: quán nhỏ phục vụ thức uống mang đi, các kiốt ở một số siêu thị và địa điểm công cộng, Grand Café – những tiệm cà phê chính hãng có trang bị lò sưởi, ghế da, báo chí, trường kỷ, rất phong cách.
Nhưng Starbucks lại vướng phải một rắc rối mới, nhà sáng lập Brooke McCurdy cho biết: “Sự tăng trưởng nhanh chóng của chúng tôi tại vô số thị trường mới, cộng thêm quy mô ngày càng lớn hơn, khiến các khoản đầu tư xây mới cửa hàng leo thang vượt ngoài tầm kiểm soát. Chi phí mở cửa hàng bình quân của chúng tôi có lúc đạt đỉnh 350.000 đô-la vào năm 1995, một con số cao đến mức không tưởng”.
Vì vậy mà Starbucks phải đối mặt với một tình trạng tiến thoái lưỡng nan mới: làm sao có thể giảm mạnh chi phí nhưng vẫn tạo ra được một thế hệ thiết kế cửa hàng tươi mới và toàn vẹn trong tương lai, bất chấp việc có xây dựng bao nhiêu cửa hàng đi nữa.
Còn tiếp