Khi thương hiệu tiếp thị “cá nhân hoá”

Tiếp thị “cá nhân hoá” không phải là tạo ra một chiến dịch chỉ xoay quanh một khách hàng, mà dùng các dữ liệu để mỗi thông điệp trở nên cá nhân.

Hình thức tiếp thị cá nhân hoá khách hàng thường thấy nhất là dùng Email Marketing. Tiếp thị cá nhân có thể đơn giản như đưa tên riêng của khách hàng vào mỗi email mà họ nhận được, nhưng nếu xây dựng một chiến dịch tiếp thị trên diện rộng thì cách tiếp cận “cá nhân hoá” cần được thay đổi.

Khi thương hiệu tiếp thị “cá nhân hoá”
Ảnh: marketo.com

Làm cách nào một công ty có thể chạm được đến người tiêu dùng ở góc độ cá nhân và cùng lúc đến với hàng triệu người chỉ với một thông điệp tiếp thị ?.

Coca-Cola là ví dụ xuất sắc nhất về tiếp thị cá nhân hoá với chiến dịch “Share a Coke” khi in hàng ngàn tên riêng lên sản phẩm của họ. Thành công của chiến dịch này không chỉ đưa mỗi cá nhân cùng tham gia vào hoạt động mà còn giúp Coca-Cola tiếp cận marketing rộng khắp. Bên cạnh đó, sức hút của việc tìm ra chai nước đặc biệt và đăng tải hình ảnh selfie lên mạng xã hội đã “nhờ” người tiêu dùng quảng cáo cho thương hiệu của họ qua những bài đăng của khách hàng.

Khi thương hiệu tiếp thị “cá nhân hoá”
Ảnh: worksdesigngroup.com

Gần đây, các nhãn hàng lớn thường áp dụng chiến dịch tiếp thị thông qua việc khuyến khích khách hàng tạo nên các đoạn video và đăng tải chúng. Công ty có thể chọn những video tốt nhất và chia sẻ chúng để lan rộng thông điệp.

Mới đây, tỉ phú Elon Musk – nhà sáng lập Tesla Motors đã đón nhận lời khuyên này từ Bria Loveday – một cô bé mười tuổi. Theo đó Tesla đã tổ chức một cuộc thi để khách hàng và người hâm mộ tự sáng tạo các đoạn phim quảng cáo cho thương hiệu này. Dự án có tên “Loveday” (đặt theo tên họ của cô bé Bria), là một hình thức “win-win” vì nó làm nóng lên không khí của cộng đồng yêu thích thương hiệu và đồng thời Tesla có được “quảng cáo miễn phí”.

Khi thương hiệu tiếp thị “cá nhân hoá”
Ảnh: mumbrella.com.au

Dù là một chiến dịch hay đơn giản chỉ gửi thư điện tử có tên riêng của người nhận, điều quan trọng là cần nói chuyện trực tiếp với mỗi người tiêu dùng. Theo Kissmetrics, các cuộc khảo sát cho thấy một việc rất đơn giản như đưa tên người tiêu dùng vào dòng chủ đề của một bức thư điện tử cũng giúp tăng tỷ lệ mở thư lên 42%. Đó cũng là một lý do vì sao tiếp thị kết nối trực tiếp, gắn kết với cá nhân người tiêu dùng là một cách tiếp cận phù hợp và đang trở thành xu thế của ngành tiếp thị.

Add a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.