Thiết kế phẳng – Flat Design và những đặc điểm nổi bật

Thiết kế phẳng, xu hướng Thiết kế Đồ Họa chưa
bao giờ ngừng HOT, đơn giản mà nổi bật là tất cả những gì loại hình này mang lại.

Bên cạnh việc tạo ra layout web thân thiện người dùng, thiết kế phẳng còn được ứng dụng nhiều trong thiết kế nhân vật minh họa, game… Cùng tìm hiểu một số đặc điểm không thể bỏ qua trong Flat Design.

1/ Nguyên tắc K.I.S- Keep It Simple

Sạch sẽ, gọn gàng, đơn giản nhưng vô cùng hấp dẫn đó là những gì Thiết kế phẳng mang lại. Nếu bạn đang muốn tạo ra một biểu tượng, layout web hay nhân vật minh họa, thiết kế phẳng có thể là lựa chọn thông minh. Đó là các dễ dàng nhất mang nghệ thuật vào cuộc sống, đơn giản nhưng vẫn đẹp một cách hoàn hảo.

2/ Geometric shape

Vẽ mà không dùng Pen Tool!? Đúng vậy, với Flat design các công cụ hỗ trợ thường xuyên nhất chính là Rectangle Tool, Rounded Rectangle Tool, và Ellipse Tool. Tất cả các hình vẽ minh họa thuộc trường phái thiết kế phẳng hầu hết đều được tạo thành bởi 3 loại hình khối đơn giản này để đạt được sự chính xác và gọn gàng nhất có thể.

Thiết kế phẳng, xu hướng Thiết kế Đồ Họa...

3/ Sử dụng màu trong Flat design

Màu sắc chính là linh hồn của thiết kế phẳng, một yếu tố quan trọng làm cho thiết kế phẳng trở nên đặc biệt
hơn. Các designer thường sử dụng các màu cụ thể để minh họa và thử áp dụng nhiều cách phối khác nhau
để tìm ra bảng màu ưng ý nhất. Ai cũng có “lần đầu tiên”, trải nghiệm nhiều phong cách và từng bước tự tạo
cho bản thân một bộ sưu tập màu sắc thiết kế phẳng hoàn hảo.

Cùng tìm hiểu một số đặc điểm không thể bỏ qua trong Flat Design...

4/ Không sử dụng hiệu ứng (như Gradient, Blur, Glow, Drop shadow)

Nếu bạn muốn thiết kế của mình nhất quán và đồng bộ, đừng sử dụng các hiệu ứng chuyển màu, ánh sáng,
làm mờ hoặc đổ bóng theo cách truyền thống. Nó có thể phá hủy sự quyến rũ của thiết kế phẳng. Với thiết kế
phẳng, bạn có thể tạo ra hiệu ứng tương tự một cách dễ dàng bằng cách vẽ nó.

5/ Tạo bóng trong thiết kế phẳng

Tiếp nối cho việc không sử dụng hiệu ứng, một trong những cách để giữ cho thiết kế phẳng của bạn an toàn
và đơn giản là tự tạo bóng phẳng dài cho thiết kế. Nó rất dễ nhận biết trong thiết kế phẳng, điều này sẽ tạo ra
một cảm giác đặc biệt cho sự sáng tạo của bạn. Ở đây bạn có thể thấy sự khác biệt rõ rệt giữa hiệu ứng đổ
bóng truyền thống và bóng dài trong thiết kế phẳng.

Tiếp nối cho việc không sử dụng hiệu ứng...

6/ Tạo nền với nhiều lớp layer

Layer nhiều lớp là cách tuyệt vời để tạo ra độ sâu trong thiết kế phẳng. Phương pháp này sẽ cung cấp cho thiết kế phẳng một background thú vị như hiệu ứng 3D. Việc tạo các lớp nền không quá khó, chỉ cần sao chép đối tượng, di chuyển nó một chút và tô màu tối hơn bạn đã có một phong nền hoàn hảo cho thiết kế của bạn. Thiết kế phẳng nhìn chung rất đơn giản, bạn có thể tìm thấy hàng trăm cách kết hợp hay ho và cải thiện nó từng ngày.

Thiết kế phẳng nhìn chung rất đơn giản...

Nguồn: Gigantic

Ngành Đồ Họa- Trung Tâm Tin Học ĐH.KHTN

Add a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.