2019 rồi, doanh nghiệp muốn làm PR nhất định phải tránh điều này
|Khi một chiến dịch PR thành công giá trị mang về sâu sắc hơn quảng cáo. Nếu làm khéo léo, chiến lược PR hiệu quả rất cao lại cần chi phí đầu tư vừa phải.
Nói không quá khi PR là nghề của sáng tạo. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều doanh nghiệp bỏ kinh phí đẻ thuê những nhà báo, đơn vị phát hành báo chí lớn làm PR cho mình. Một chiến dịch PR được đầu tư đúng đắn và chính xác luôn mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Nhưng PR lại là nghệ sáng tạo, đòi hỏi phải sáng tạo. Bởi thế mà muốn thành công với PR, bạn phải sáng tạo, thậm chí là sáng tạo từ đầu tới cuối chiến dịch.
Đồng thời cũng có những lỗi mà một người làm PR tuyệt đối phải đánh xa. Dưới đây là 3 lỗi hàng đầu bạn cần ghi nhớ.
Quá nhàm chán
Nếu bạn mãi liên tục đăng tải bài PR chỉ về một hoạt động tại doanh nghiệp của bạn thì hiển nhiên bạn sẽ trở thành tâm điểm của dư luận. Nhưng vấn đề là dù bạn nhanh chóng được biết đến bằng cách này thì cũng sẽ nhanh chóng bị quên lãng.
Việc xuất hiện trên bào chí chỉ thật sự cần thiết cho những cột mốc quan trọng và các giá trị của doanh nghiệp. Vì vậy, thay vì gửi thông tin tổng quan để viết bài PR, bạn nên gửi cho phóng viên chuyên nghiệp hay đơn vị sản xuất đang hợp tác thông tin chi tiết cùng ý nghĩa câu chuyện của bạn.
Không nắm rõ sự khác biệt giữa các đơn vị truyền thông
Mỗi một đơn vị truyền thông như tòa soạn, đài truyền hình hoặc hãng thông tấn đều có mục đích và đối tượng người đọc hoặc khán giả khác nhau.
Chẳng hạn: Tòa soạn báo chuyên về hoạt động của doanh nghiệp sẽ quan tâm những câu chuyện về một doanh nhân, kinh doanh hơn tòa soạn khác. Còn các phóng viên chuyên đề thường thích viết về những điểm xuất sắc hoặc ưu việt của sản phẩm. Trong khi đài truyền hình thì luôn muốn tạo ra những yếu tố gây hiệu ứng thị giác….
Tùy theo mục tiêu mà bạn cần chọn lọc và khai thác các khía cạnh khác nhau cho phù hợp với từng đối tượng truyền thông nhất định.
Nôn nóng
Liệu tình hình kinh tế – xã hội hiện tại có thích hợp với câu chuyện doanh nghiệp của bạn? Câu chuyện đó có gắn liền với một xu hướng nào hoặc với các tin tức khác đang gây chú ý từ dư luận hay không? Bạn cần cân nhắc kỹ điều này trước khi làm PR. Vội vã tung ra câu chuyện không hợp thời sẽ không lôi cuốn được cả người nhận đăng bài lẫn người đọc. “Biết chọn đúng thời điểm để tung bài lên báo thì bạn mới có cơ may làm PR thành công.” – một chuyên gia trong ngành PR cho biết.
Lưu ý
Trước khi thực hiện chiến dịch PR, bạn cần cố gắng suy nghĩ như một phóng viên báo chí, một biên tập viên hoặc là một nhà sản xuất truyền hình.
- Ai là những đối tượng khán giả chủ chốt của họ?
- Phong cách của họ nghiêm trang hay thư thái, vui tươi?
- Liệu họ có hướng mục tiêu đến với những phương tiện truyền thông mà bạn đang quan tâm?
Khi giải đáp được những câu hỏi trên, bạn mới có được những gì cần thiết để phát triển nên sự kết nối với đối phương.
Bên cạnh đó, bạn cần chuẩn bị cho mình một vài câu chuyện để giới thiệu về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Những câu chuyện này vừa có thể két nối bạn với phóng viên/ biên tập viên viết bài, vừa kết nối doanh nghiệp với người tiêu dùng tốt hơn. Nói chung, để thành công trên một quy mô rộng lớn hơn trong giới truyền thông, bạn cần nghĩ ra những sự kết nối độc đáo, hấp dẫn và phù hợp hơn.