3 bài học đắt giá từ scandal Uber

Uber với mô hình kinh doanh mới của mình đã và đang tăng trưởng thần tốc cũng như khiến ngành dịch vụ taxi lao đao. Tuy nhiên, đi kèm với nổi tiếng là tai tiếng.

Từ khi thành lập đến nay, Uber – dịch vụ đi nhờ xe qua smartphone đã gây ra không ít scandal động trời.

Đầu tiên Uber vấp phải sự phản ứng dữ dội của khách hàng khi loại bỏ việc tăng giá xung quanh sân bay JFK, Hoa Kỳ để lấp liếm chiêu trò nâng cước phí trước đây. Sau đó, hãng này lại phải đối mặt với hàng loạt các cáo buộc liên quan đến quấy rối tình dục tràn lan đến từ các nữ kĩ sư.

Bên cạnh đó, những cáo buộc về gạ gẫm tình dục, ma túy, ăn cắp công nghệ, “chơi xấu” nhà báo và hàng tá mối nguy tiềm ẩn khác xung quanh Uber liên tục xuất hiện trên các báo. Những người tin dùng Uber không khỏi băn khoăn, vừa qua, hàng trăm ngàn người đã xóa tài khoản Uber của mình.

Dưới đây là 3 bài học đắt giá nhất được đúc kết từ những bê bối của Uber :

1. Đừng để tăng trưởng che khuất tầm nhìn!

Khi một doanh nghiệp đang trong tiến trình “siêu tăng trưởng” như trường hợp của Uber vài năm trở lại đây, sự vui sướng và phấn khích đến từ doanh thu làm lu mờ những rắc rối tiềm phục tại tổ chức trong con mắt người lãnh đạo. Khi công việc kinh doanh của Uber được cất cánh, người ta dễ dàng làm ngơ trước các vấn đề dù là nhỏ nhất.

3 Bài học đắt giá từ Scandal Uber
Ảnh: Doanh nhân Sài Gòn

Dù các vấn đề rõ ràng có tồn tại, việc bỏ qua chúng dễ dàng hơn nhiều so với hành động giải quyết, nhất là khi ta đang hoan hỉ với tốc độ tăng trưởng nhanh đến chóng mặt. Tuy vậy, nhà lãnh đạo thành công là người có khả năng chống lại men say của “rượu ngon thành công” và “tăng trưởng vượt bậc”. Đồng thời, những ông chủ thành công luôn biết giữ cho mình cái đầu lạnh và đủ can đảm giải quyết những rắc rối dù là ê chề nhất.

2. Ông chủ giỏi không phụ thuộc vào “nhân viên tốt”

Một trong những chủ đề thú vị nhất từ bài đăng trên blog của Susan Fowler là việc Uber ra sức bảo vệ cái gọi là “những nhân viên xuất sắc” dù cho hành vi của những cá nhân này thể hiện rõ sự vô đạo đức và thiếu chuyên nghiệp.

3 Bài học đắt giá từ Scandal Uber
Ảnh: Mobiwork DMS

Khi mọi thứ bắt đầu đi vào nề nếp và quy củ, không một nhà lãnh đạo nào lại muốn làm “con thuyền” của mình phải chao đảo. Chính vì lẽ đó, phần lớn ông chủ có khuynh hướng làm ngơ trước hành vi xấu của những nhân viên được việc. Thế nhưng, người lãnh đạo buộc phải đặt nhân viên của mình cũng như các giá trị đạo đức vốn không thể chuyển lay hay thương lượng trước mọi thứ, bao gồm cả thành tích, lợi nhuận và thậm chí lợi ích cổ đông.

3. Hãy ưu tiên cho “văn hóa doanh nghiệp”

Chúng ta thường chỉ giữ gìn văn hóa công ty một cách dễ dàng trong lúc thuận buồm xuôi gió mà thôi. Tuy nhiên, những nhà lãnh đạo giỏi nhất là những người có thể duy trì sự cân bằng của cả hai bên trong một tổ chức.

3 Bài học đắt giá từ Scandal Uber
Ảnh: Saga

Cách hiệu quả nhất để làm việc này là củng cố tầm quan trọng của “thượng tôn đạo đức” bên trong doanh nghiệp. Hãy chứng minh với tất cả nhân viên rằng không có ai đứng trên “nguyên tắc công ty” chính là chìa khóa thiết yếu cho việc này.

Từ những lời tự sự của Susan Fowler, có thể thấy Uber đã hoàn toàn ngó lơ 3 nguyên tắc cực kì quan trọng này. Họ đã sẵn sàng ngoảnh mặt làm ngơ và im lặng trước sự chịu đựng của nhân viên để theo đuổi mục tiêu tăng trưởng của mình. Sự thật đã chứng minh, kế hoạch của Uber đã hoàn toàn phản tác dụng.

Theo BrandsVietNam

 

Add a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.