3 việc làm hữu ích giúp xây dựng thành công chiến lược thương hiệu
|Xây dựng chiến lược thương hiệu là một công việc gian nan nhưng bắt buộc của mỗi thương hiệu. Chiến lược thương hiệu tốt sẽ đưa thương hiệu vươn xa hơn.
Trong quá trình xây dựng chiến lược thương hiệu, doanh nghiệp phải tiến hành rất nhiều công việc khác nhau. Trong đó sự nghiên cứu là điều kiện tiên quyết độ thành công của chiến lược. Nhà chiến lược không những phải nghiên cứu về thương hiệu mình thật kỹ lưỡng, mà còn phải hiểu sâu sắc về khách hàng của doanh nghiệp. Bởi đó là 2 yếu tố quyêt định sự thành công của bất kỳ chiến dịch thương hiệu nào.
Đặt ra tầm nhìn dài hơi
Đây chính là điều kiện cần có liên quan đến nội lực của doanh nghiệp. Tầm nhìn dài hạn chính là “tâm thế” vững chắc để thương hiệu có thể đề ra những chiến lược tốt. Bởi nếu không hướng đến những giá trị lâu dài thì doanh nghiệp sẽ không thể xác định được những mục tiêu mà chiến lược thương hiệu hướng đến.
Có 2 câu hỏi mà bạn cần đào sâu tìm tòi câu trả lời là:
- Hình ảnh thương hiệu bạn hướng tới là gì?
- Thương hiệu trong tâm trí khách hàng trong tương lai sẽ ra sao?
Chính cái nhìn dài hạn vào tương lai sẽ tạo cho nhà chiến lược những suy nghĩ thông suốt, thực tế và “có tầm nhìn” hơn. Xây dựng thương hiệu không phải công việc ngày một ngày hai mà là cả quá trình lâu dài, vì vậy cần một chiến lược dài hơi cho tổng thể.
Thân mật với khách hàng
Khảo sát khách hàng để tìm ra nhu cầu, yêu cầu của khách hàng với thị trường và với thương hiệu của bạn cũng là một bước không thể thiếu. Những thông tin từ khách hàng rất đáng giá, nó quyết định rằng định hướng phát triển của bạn có phù hợp với nhu cầu khách hàng hay không? Trong tương lai xa định hướng này còn phù hợp hay không?
Vì vậy mà tại những cuộc khảo sát này bạn phải “thân mật” hết mức với khách hàng. Vừa là để “khai thác” hết những thông tin, nhận định từ khách hàng, hai là để tạo cái nhìn thiện cảm của khách hàng dành cho thương hiệu bạn. Ai cũng cảm thấy vui vẻ hơn khi thấy rằng mình được tôn trọng và đánh giá cao.
Vì vậy khi bạn chú trọng ý kiến khách hàng, bạn đang thể hiện sự quan tâm của thương hiệu dành cho họ, điều này sẽ làm họ thấy yêu quý thương hiệu bạn hơn.
Thấu hiểu dòng đời thương hiệu
Có thể là mâu thuẫn, nhưng là một nhà hoạch định chiến lược thương hiệu, bạn cần thấu hiểu vòng đời thương hiệu. Điều này đúng theo nghĩa đen, nhà chiến lược cần dự đoán được rằng thương hiệu sẽ “sống” trong khoảng thời gian bao lâu.
Việc hiểu về vòng đời thương hiệu quan trọng bởi từ đó nhà chiến lược có thể dễ dàng “lên” những kế hoạch, chiến lược phù hợp nhất với vòng đời đó. Để trong khoảng thời từ lúc hình thành, chó đến lúc mất đi, thương hiệu vẫn kịp “toả sáng”, để lại tiếng vang, chứ không phải “chết trong bất ngờ”.
Ngoài ra việc nhận định được vòng đời thương hiệu còn cho phép nhà chiến lược lường trước những rủi ro mà thị trường có thể mang đến cho thương hiệu. Thực tế, nếu là một nhà chiến lược thương hiệu giỏi, bạn hoàn toàn sẽ nhận biết được quy luật biến chuyển của thị trường và mức độ của các cuộc chiến trên thị trường trong từng giai đoạn.