6 lưu ý khi doanh nghiệp muốn đăng ký thương hiệu ở nước ngoài

Khi càng có nhiều doanh nghiệp phát triển thương hiệu ra nước ngoài, thì một điều quan trọng luôn ghi nhớ là phải hiểu đúng việc đăng ký thương hiệu.

Theo Tổ chức Sở hữu Trí tuệ thế giới (WIPO), mỗi năm trung bình trên thế giới có xấp xỉ 4 triệu đơn xin đăng ký thương hiệu được nộp. Khi càng có nhiều doanh nghiệp được thành lập và xây dựng, phát triển thương hiệu ra nước ngoài, thì một điều quan trọng luôn ghi nhớ là phải hiểu và đánh giá đúng sự phức tạp của việc đăng ký thương hiệu.

Bài viết sau đây gợi ý 6 điểm chính mà mỗi doanh nhân cần ghi nhớ trước khi muốn thương hiệu của doanh nghiệp mình xuất hiện và phát triển ở nước ngoài.

1. Nên đăng ký thương hiệu tại Mỹ đầu tiên

Trước khi tìm kiếm sự bảo hộ thương hiệu quốc tế, bạn nên đăng ký thương hiệu tại Mỹ vì có một số điểm thuận lợi. Đó chính là cách thức thông báo với toàn bộ công chúng Hoa Kỳ về quyền sở hữu của thương hiệu, quyền sở hữu và độc quyền sử dụng thương hiệu với hàng hóa hay dịch vụ đăng ký. Ngoài ra còn một số lợi ích khác như có được chứng chỉ bảo hộ thương hiệu; nhận được sự giúp đỡ, can thiệp của tòa án khi cần thiết.

Đăng ký thương hiệu tại Mỹ có thể làm cơ sở tin cậy và đảm bảo cho việc đăng ký ở các quốc gia khác; nhận được sự giúp đỡ của Cục Hải quan nhằm ngăn chặn việc nhập hàng nhái thương hiệu vào thị trường. Sau khi thương hiệu đăng ký liên bang đã được chuẩn y qua Văn phòng Thương hiệu và Bằng sáng chế Mỹ (USPTO), chủ sở hữu thương hiệu sẽ được phép sử dụng biểu tượng ® trên thương hiệu của mình.

6 lưu ý khi doanh nghiệp muốn đăng ký thương hiệu ở nước ngoài
Ảnh: Sưu tầm

2. Hoạt động thẩm tra

Để bảo vệ thương hiệu của bạn ở một nước khác, điều quan trọng cần phải biết cách vận hành của hệ thống tại quốc gia doanh nghiệp bạn muốn đăng ký có liên quan gì đến Hoa Kỳ hay không. Hãy dành thời gian để nghiên cứu, làm quen với các quy tắc và quy định về thương hiệu của các nước khác, nơi mà bạn muốn đăng ký thương hiệu. Có hai nguồn nghiên cứu tham khảo có độ tin cậy cao là Cục Thương mại quốc tế cũng như WIPO.

3. Đăng ký thương hiệu theo hệ thống Madrid

Hệ thống Madrid là giải pháp một cửa dành cho đăng ký và quản lý thương hiệu trên toàn thế giới. Việc nộp đơn đăng ký thương hiệu sẽ được tiến hành tại Văn phòng Quốc tế và trong đơn sẽ chỉ tới các nước là thành viên của Thỏa ước Madrid. Liên minh Madrid được tạo thành từ các nước công nhận thương hiệu quốc tế. Việt Nam là thành viên của cả Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid nên doanh nghiệp có thể nộp đơn vào các quốc gia là thành viên của Thỏa ước hoặc Nghị định.

Doanh nghiệp có thể áp dụng để bảo hộ thương hiệu quốc tế bằng cách nộp theo mẫu MM2 có sẵn trên trang web của WIPO, sau đó có thể gửi một bản cứng tới văn phòng tại Hoa Kỳ.

4. Thuê luật sư tư vấn

Nếu doanh nghiệp của bạn muốn đăng ký thương hiệu tại một trong những nước không tham gia hệ thống Madrid như Ả rập Saudi, Ca-na-đa và Nam Phi thì cần làm gì? Lời khuyên là doanh nghiệp bạn nên chủ động thuê một luật sư có uy tín và kinh nghiệm tại chính nước đang muốn đăng ký thương hiệu. Văn phòng Thương hiệu và Bằng sáng chế Mỹ (USPTO) khuyến nghị nên tìm kiếm luật sư thông qua Hiệp hội Thương hiệu Quốc tế .

6 lưu ý khi doanh nghiệp muốn đăng ký thương hiệu ở nước ngoài
Ảnh: Sưu tầm

5. Xem xét kỹ các bản dịch tài liệu nước ngoài

Theo Luật sư Sonia Lakhany có văn phòng đặt tại Atlanta khuyến cáo các doanh nghiệp mới thành lập nên xem xét cẩn trọng các bản dịch thuật tiếng nước ngoài, đặc biệt về những từ ngữ họ đang tìm kiếm cho thương hiệu của mình sang ngôn ngữ khác.

Ngôn ngữ của mỗi quốc gia sẽ có những quy tắc sử dụng khác nhau, đó là những khác nhau cơ bản về văn hoá. Vì vậy hãy xem xét cẩn trọng và chắc chắn các nội dung dịch ra tiếng nước ngoài của bất cứ thuật ngữ hoặc khẩu hiệu thương hiệu bạn đang tìm kiếm để sử dụng tại quốc gia cụ thể.

6. Không trì hoãn

Ông Marc Misthal – Luật sư tư vấn lĩnh vực sở hữu trí tuệ biết thêm: “Một trong những vấn đề lớn nhất mà khách hàng gặp phải khi cố gắng đăng ký thương hiệu của họ bên ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ là sự chiếm đoạt bất hợp pháp xảy ra khi có một bên thứ ba cố ý muốn đăng ký thương hiệu của một khách hàng và sau đó tìm cách để bán lại quyền đăng ký thương hiệu này cho bên khách hàng có nhu cầu đăng ký thực sự”

Chi phí cho các thủ tục sang nhượng quyền đăng ký thương hiệu không hề rẻ, bởi mức phí nộp cho các cơ quan quyền lực pháp lý rất cao, chi phí đàm phán mua lại quyền sở hữu thương hiệu thậm chí còn cao hơn nhiều và cả phí thuê luật sư theo giờ cũng vô cùng tốn kém.

Chính vì vậy, việc đăng ký thương hiệu cho chính doanh nghiệp mình tại nước ngoài là mối quan tâm và lo lắng của rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam để tự bảo vệ mình, để tồn tại và phát triển như mong muốn. Muốn vậy, mỗi doanh nghiệp cần phải tự trang bị kiến thức, sự hiểu biết về các quy trình, thủ tục, pháp luật của các nước mà mình muốn đăng ký thương hiệu.

Theo Marketing chiến lược

Add a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.