7 chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động Marketing Online
|Đo lường hiệu quả sẽ làm cho hoạt động marketing mang tính khoa học hơn là một sự phỏng đoán mơ hồ, hãy tập làm quen với 10 chỉ tiêu đo lường dưới đây.
1. Tổng số lượt truy cập
Website chính của bạn nên là mục tiêu hàng đầu của khách hàng hiện tại cũng như khách hàng tiềm năng, nhưng bạn cũng có thể đo được tổng số lượt truy cập đến bất kỳ vị trí nào có liên quan đến chiến dịch của bạn, chẳng hạn một trang đích (landing page) của một chiến dịch trả phí dựa trên lượng click (pay-per-click).
Đo lường tổng số lượng truy cập sẽ cho bạn một bức tranh tổng thể về ý tưởng chiến dịch của bạn đang lôi kéo lượng traffic tốt như thế nào. Nếu bạn nhận thấy con số đang giảm liên tục từ tháng trước đến hiện tại, bạn sẽ biết mình cần mở một cuộc điều tra tìm hiểu trong số các kênh marketing, đâu là nguyên nhân của việc này. Với một chiến dịch ổn định và lành mạnh, bạn nên kỳ vọng là tổng số lượt truy cập tăng trưởng một cách đều đặn.
2. Lượng traffic của từng kênh cụ thể
Được thể hiện trong mục: “Acquisiton – Sức thu hút” của Google Analytics, số liệu cụ thể của từng kênh sẽ phân chia tổng lượng traffic website của bạn. Bạn cần lưu ý thông tin từ 04 kênh chính, bao gồm:
“Direct – Trực tiếp” – Số lượng người truy cập trực tiếp vào website
“Refferals – Giới thiệu” – Bao gồm các link liên kết bên ngoài tới website của bạn
“Organic – tự nhiên” – Bao gồm những người ghé thăm website khi họ tìm ra được website của bạn sau khi thực hiện một tìm kiếm thông thường
“Social – Xã hội” – Lượng khách truy cập là những người biết đến website thông qua các mạng xã hội. Đây là một điểm tuyệt vời để giúp bạn đánh giá những điểm mạnh của hoạt động SEO, hoạt động marketing trên mạng xã hội, tiếp thị nội dung, cũng như các chiến dịch marketing truyền thống.
3. Tỉ lệ thoát
Là phần trăm số lượt truy cập trang đơn (tức là số lượt truy cập mà trong đó một người rời khỏi website của bạn ngay từ trang đầu tiên họ truy cập mà không thực hiện một hành động gì đó tiếp theo). Ví dụ một khách hàng tìm năng tìm ra được trang chủ của bạn sau khi tìm kiếm thông tin liên quan đến công ty bạn và rời khỏi trang chủ trước khi nhấp chuột vào bất cứ đường link nào, họ sẽ được xem là “phải thoát”. Tóm lại, tỷ lệ này càng thấp càng tốt vì điều này đồng nghĩa với việc khách hàng sẽ dành nhiều thời gian hơn để tìm hiểu, gia tăng khả năng chuyển thành người tiêu dùng hoặc thực hiện một hành động nào đó “có ý nghĩa”.
4. Tổng số chuyển đổi
Là một trong số những chỉ tiêu quan trong nhất để đo lường khả năng sinh lời của tổng thể nỗ lực chiến dịch marketing. Có thể xác định một sự chuyển đổi bằng nhiều cách như điền vào một mẫu đơn đăng ký tham gia, hoàn tất một hành động check-out trên một trang thương mại điện tử,.. Dưới con mắt của marketer, số chuyển đổi luôn được xem là một yếu tố định lượng mang lại chiến thắng cho chiến dịch. Bạn có thể đo lường trực tiếp trên website của mình, tuỳ vào cách bạn xây dựng hay thiết lập mục tiêu trong Google Analytics để theo dõi toàn bộ quy trình. Số chuyển đổi thấp có thể là kết quả của việc thiết kế không bắt mắt, chào hàng nghèo nàn hoặc rộng hơn là sự thờ ơ với khách hàng ghé thăm website.
5. Dẫn đến tỉ lệ chốt khách hàng
Điều này ít có ý nghĩa trong hoạt động marketing nhưng lại có nhiều ý nghĩa đo lường thành công của hoạt động bán hàng, song điều quan trọng là phải hiểu được nó trong tổng thể lợi tức đầu tư (ROI). Không có doanh số bán hàng đồng nghĩa với hoạt động marketing là vô dụng. Chỉ tiêu này dễ dàng xác định: tỉ lệ chốt sales trên tổng số Lead. Nếu tỉ lệ này thấp, bất kỳ sự sụt giảm nào trong doanh thu hoặc chi tiêu quá mức có thể là dấu hiệu của chiến lược bán hàng cuối cùng không hiệu quả.
6. Tỉ lệ duy trì khách hàng
Chỉ tiêu này sẽ rất khó để đo lường nếu vòng đời mua sắm dài hoặc doanh nghiệp của bạn chỉ tập trung vào duy nhất việc bán hàng. Tuy nhiên, các đơn vị cung cấp dịch vụ, các nền tảng thương mại điện tử, và hầu hết các doanh nghiệp thông thường có thể đo lường bằng cách tính toán phần trăm khách hàng quay trở lại mua sản phẩm. Một tỷ lệ duy trì khách hàng thấp sẽ là dấu hiệu của một sản phẩm hoặc dịch vụ “bầy nhầy nhớt nhát”, không kết dính được với khách hàng hoặc một sự thiếu hụt các chương trình tiếp cận khách hàng. Việc duy trì khách hàng là một yếu tố quan trọng để tính toán giá trị trung bình của một khách hàng.
7. Giá trị khách hàng
Là một chỉ tiêu rất khó để tính toán. Những con số này sẽ không chỉ ra được tình trạng sức khoẻ của những nổ lực bán hàng hay marketing của bạn, nhưng nó sẽ giúp ích trong việc xác định tổng mức sinh lợi trên danh mục đầu tư (ROI – tỷ lệ hoàn vốn đầu tư). Ngoài ra nó cũng hữu dụng trong việc thiết lập mục tiêu hàng năm của công ty bạn.
Để xác định giá trị khách hàng trung bình, bạn phải đưa vào so sánh doanh số bán hàng trung bình trên mỗi khách hàng, điều này sẽ là yếu tố đầu tiên trong việc xem xét tất cả các mối quan hệ với khách hàng của bạn. Đối với các doanh nghiệp mới khởi nghiệp, việc tính toán này là gần như không thể song bạn có thể ước lượng một cách hợp lý dựa trên số lượng giao dịch kỳ vọng của mỗi khách hàng một năm.
Theo acejodric.wordpress.com