7 Nhóm đối tác chiến lược mà doanh nghiệp cần quan tâm

Một doanh nghiệp nhỏ hoặc công ty khởi nghiệp có thể tìm đối tác chiến lược để đáp ứng nhu cầu phát triển mà không phải đầu tư quá nhiều.

Đối những doanh nghiệp nhỏ hay vừa khởi nghiệp có thể cân nhắc chuyện hợp tác với một công ty liên kết chiến lược với bạn, có thể giúp bạn đạt được các mục tiêu kinh doanh và phát triển công ty.

Hợp tác chiến lược không phải là một vụ sáp nhập. Cả hai công ty tham gia hợp tác vẫn giữ sự độc lập. Họ có bộ máy quản trị, quản lý tài chính và vận hành riêng.

Dĩ nhiên, những sự hợp tác như thế nên được bảo đảm bằng hợp đồng nêu rõ tất cả các điều khoản bao gồm trách nhiệm, thanh toán, bảo vệ các bí mật thương mại và ai là bên sở hữu trí tuệ, khách hàng và hàng hóa.

Lấy ví dụ bạn có một công ty trong ngành sản phẩm chăm sóc tóc. Bạn có thể hợp tác với các đối tác chiến lược cho những dạng dịch vụ và nhu cầu kinh doanh sau:

1. Đại diện bán hàng

7 Nhóm đối tác chiến lược mà doanh nghiệp cần quan tâm
Ảnh: THD canada

Bạn có thể liên kết với một đại diện bán hàng là cá nhân hoặc là một nhóm đang tham gia bán sản phẩm chăm sóc tóc cho các nhà bán lẻ và salon, thường thì họ bán cho nhiều hơn một nhà sản xuất. Họ có thể nhận hoa hồng theo doanh số.

2. Dịch vụ xử lý hoàn chỉnh đơn hàng

Để tránh phải có nhà kho, quản lý kho và giao hàng cho toàn bộ sản phẩm, bạn có thể liên kết với một dịch vụ “xử lý hoàn chỉnh đơn hàng”. Dịch vụ này sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ khâu giao sản phẩm cho khách hàng. Thông thường, bạn sẽ trả mức phí nhất định cho mỗi lần giao hàng.

3. Phân phối

Một số công ty chuyển cả phần bán hàng và dịch vụ xử lý đơn hàng cho đối tác, đặc biệt là ở những ngành mà các nhà bán lẻ không muốn làm việc với quá nhiều nhà sản xuất nhỏ. Sản phẩm chăm sóc tóc của bạn có thể được phân phối, bán và hoàn chỉnh đơn hàng bởi một nhà phân phối đến các salon.

7 Nhóm đối tác chiến lược mà doanh nghiệp cần quan tâm
Ảnh: Marketing Box

4. Sản xuất

Bạn có thể hợp tác với một công ty khác để sản xuất một phần hoặc tất cả sản phẩm theo những chi tiết kỹ thuật và công thức của bạn và sản phẩm sẽ được bán dưới tên thương hiệu của bạn. Sản xuất theo hợp đồng khá phổ biến trong nhiều ngành, đặc biệt là ngành điện tử.

5. “Nhãn trắng”

Bạn có thể cho phép các salon tự bán sản phẩm của bạn dưới tên thương hiệu của họ. Thuật ngữ “nhãn trắng” thường gặp trong các ngành kinh doanh sản xuất hàng hóa và thiết bị tiêu dùng. Chẳng hạn, tủ lạnh và tivi thường được sản xuất bởi một số ít công ty và rất nhiều thương hiệu được gắn lên.

6. Nhượng quyền

7 Nhóm đối tác chiến lược mà doanh nghiệp cần quan tâm
Ảnh: Cleverlearn Vietnam

Có lẽ một công ty khác không có dòng sản phẩm chăm sóc tóc sẽ cấp phép để bạn có thể sử dụng “tên” hay “thương hiệu” của họ trên sản phẩm của bạn. Có nhiều ví dụ trong ngành giải trí, nơi mà các nhà sản xuất đồ chơi sẽ lấy giấy phép từ thương hiệu của một bộ phim để sản xuất sản phẩm theo nhân vật chính của phim.

7. Tiếp thị và khuyến mãi

Tự nỗ lực tiếp thị sản phẩm của bạn có thể sẽ rất tốn kém, vì thế bạn có thể hợp tác với một hoặc nhiều công ty để cùng quảng bá hoặc tham gia vào các triển lãm thương mại.

Một đối tác chiến lược mạnh có thể giúp giảm chi phí, tăng doanh số và giúp bạn tiếp cận khách hàng mới. Khi đối tác chính là một công ty lớn, tên tuổi thì bạn không chỉ có được lợi thế cạnh tranh mà còn tăng thêm uy tín với khách hàng, nhà cung cấp.

Theo DNSG

Add a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.