Marketing là cuộc chiến tâm lý

Bản chất của marketing chính là cuộc chiến tâm lý. Dưới đây là ba cách đánh vào tâm lý thường mang lại hiệu quả cao và được sử dụng nhiều nhất.

1. Đánh vào nỗi sợ hãi

Đã là con người đảm bảo ai cũng luôn có những nỗi sợ hãi. Marketer có thể dựa vào điều này để đánh vào tâm lý khách hàng. Mỗi đối tượng có một nỗi sợ riêng, tương ứng với mỗi insight và thông điệp cần xây dựng để gửi đến họ. Người sợ chết, sợ ung thư, sợ ế, sợ xấu, sợ con cái thua kém bạn bè, sợ chồng theo bồ nhí, sợ kiếm tiền không bằng thằng bạn, sợ thất nghiệp, sợ thất bại mất mặt, sợ bị xem thường, sợ mọi người đánh giá năng lực, sợ cô đơn, v…v…Tuy nhiên, khi chọn cách đánh vào tâm lý sợ hãi của khách hàng, bạn cần lưu ý, mức độ tấn công nên vừa phải, không quá trần trụi để tránh trường hợp quảng cáo bị trở nên phản cảm.

Marketing là cuộc chiến tâm lý
Ảnh: ST

Lấy ví dụ đối với mặt hàng mũ bảo hiểm. Khi bán mũ bảo hiểm cho các cô gái trong độ tuổi 20 -25, họ thường rất sợ bị xấu như vậy sẽ có loại mũ bảo hiểm giúp chống nắng bảo vệ da. Đối với phụ nữ đã có chồng và có con, vấn đề họ quan tâm nhất chính là tất cả mọi thứ xoay quanh gia đình, đặc biệt là những đứa trẻ. Họ sợ không nuôi dạy con tốt, sợ con sẽ hư. Thông điệp khi bán mũ bảo hiểm cho tập khách hàng này có thể là, đội mũ bảo hiểm để làm gương cho con.

2. Khiến người tiêu dùng cảm thấy tự hào khi mua sản phẩm

Phụ nữ xách túi Louis Vuitton đi đường sẽ khác với khi họ xách một túi “no brand”. Việc sử dụng “hàng hiệu” mang đến cho họ sự tự hào và kiêu hãnh. Thể hiện ở việc, họ khoe ảnh trên facebook cá nhân, họ tự tin khi đi ngoài đường, hoặc chỉ đơn giản là họ vui khi mua được sản phẩm “có thương hiệu”.

Nếu sản phẩm của bạn không sang chảnh như “Louis Vui Tươi” điều này không quan trọng. Phải hack não Target Consumers để Target Consumers cảm thấy tự hào khi sử dụng sản phẩm. Mua được sản phẩm của bạn là điều họ cảm thấy vui, tự hào chụp hình khoe cả thiên hạ. Như vậy vừa nâng được giá trị sản phẩm vừa đánh đúng “nhu cầu khoe” của Target Consumers.

Marketing là cuộc chiến tâm lý
Ảnh: The Balance

Những cách mà giới marketers thường làm để Target Consumers cảm thấy tự hào:

– Tạo sự khan hiếm hàng hóa. Hàng không limited nhưng thông tin đến khách hàng là số lượng có hạn, nếu không nhanh chân thì sẽ bỏ lỡ cơ hội mua.

– Tung Membercard cho khách hàng thân thiết, cũng giới hạn số lượng trong năm. Chỉ những khách hàng có Membercard mới được nhận các ưu đãi đặc biệt. Bắt buộc phải giới hạn số lượng + bắt buộc đóng một khoảng phí nhỏ để đăng kí làm Membercard.

Marketing là cuộc chiến tâm lý
Ảnh: Duke Bakery

– Đầu tư thiết kế Packaging. Packaging có khả năng lừa tình trong việc khiến Target Consumers cảm thấy tự hào khi mua sản phẩm. Một packaging sang chảnh long lanh là Target Consumers “khớp” liền, cho dù giá của sản phẩm bình thường. Một Packaging đẹp kiêu sa sẽ nâng tầm sản phẩm lên rất nhiều.

– Tự biến Brand thành Trend. Hãy để thiên hạ hỏi nhau: “Mày có biết sản phẩm ABCD của XYZ không?”, “Mày có biết thương hiệu XYZ không?”, ai biết là ok bắt kịp Trend ( Như vậy sẽ tạo feeling tự hào vì sự hiểu biết, nắm bắt thông tin của mình), ai không biết là đi chậm thời đại. Sản phẩm có thể khó thành Trend, nhưng bất kì Brand nào cũng có thể kiên trì để chiến thắng hành trình biến mình trở thành Trend này.

3. Tâm lý “đám đông”

Quán ăn nào đông như quân nguyên đảm bảo sẽ hút khách, người ta sẽ đổ xô đến. “Đám đông” ăn thì chắc chắn quán đó phải ngon. Thế đó, dù chẳng ai biết cái quán đó có thật sự ngon lành không. Miễn có “đám đông” là mọi người sẽ lao theo.

Marketing là cuộc chiến tâm lý
Ảnh: CafeBiz

Để có “đám đông”, dĩ nhiên đầu tiên phải tạo “đám đông”. Đừng tạo giả, “đám đông” cần phải thật. Và “đám đông” luôn tồn tại song song 2 chiều: Thích vs Ghét.

Cần cân bằng 2 chiều, để lệch qua bên nào cũng sẽ khiến bạn mau bại. Nếu chỉ có Thích thôi chứ không có Ghét cũng không thể tối ưu hiệu ứng tâm lý “đám đông”, bắt buộc phải luôn tồn tại 2 chiều. Marketers được trả tiền để dàn trận tạo “đám đông” và cân bằng 2 chiều.

Theo marketingai.admicro.vn

One Comment

Add a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.