Bài học từ văn hóa kinh doanh của người Đức

Thế giới có rất nhiều bài học kinh doanh mà các doanh nghiệp nên học hỏi. Trong đó có văn hoá kinh doanh độc đáo của người Đức. Hãy cùng tham khảo nhé.

Đức ngoài là một đất nước có nền kinh tế hùng mạnh, đây còn là quốc gia được đánh giá là có văn hóa doanh nghiệp rất chuyên nghiệp và hiệu quả. Bài toán làm thế nào để thu được lợi nhuận cao nhất trong kinh doanh luôn là vấn đề ưu tiên hàng đầu của các doanh nhân và những nhà nghiên cứu thị trường Đức.

Trọng đạo đức trong kinh doanh

Các doanh nghiệp Đức cạnh tranh với nhau bằng chất lượng sản phẩm thay vì giá rẻ. Họ tìm kiếm lợi nhuận trong kinh doanh ở mức độ vừa phải và sẵn sàng chuyển phần lớn lợi nhuận để đầu tư vào chất lượng sản phẩm, phục vụ hậu mãi, nhằm đảm bảo phát triển bền vững.

Bài học từ văn hóa kinh doanh của người Đức
Ảnh: Soha

Những trường dạy nghề ở Đức luôn có môn học về đạo đức kinh doanh và môn này được đánh giá kỹ lưỡng. Với những trường dạy nghề, sự siêng năng trong kinh doanh không thể không đi kèm với đạo đức. Nhà trường không có hình phạt nào khác ngoài việc buộc những người đạo đức kém thôi học.

Đàm phán kinh doanh phải ngay thẳng

Người Đức có bề dày hàng trăm năm kinh nghiệm và kỹ năng về đàm phán kinh doanh bởi ngoại thương chính là nền tảng kinh tế của quốc gia hùng mạnh này. Để đàm phán thành công với đối tác Đức, bạn cần có sự chuẩn bị thật kỹ về mọi mặt và đưa ra nhiều phương án lựa chọn.

Người Đức coi ngay thẳng trong đàm phán là nguyên tắc hàng đầu. Chính vì thế, bạn đừng cố tìm cách đạt được mục tiêu nào đó “trên bàn đàm phán”. Những “chiêu trò” nhằm thu được lợi ích ngắn hạn, xâm hại đến lợi ích của người khác, chỉ chú trọng đến lợi nhuận mà bỏ qua chất lượng sản phẩm, dịch vụ sẽ chỉ dẫn tới thất bại khi bạn đang đàm phán với đối tác là người Đức.

Bài học từ văn hóa kinh doanh của người Đức
Ảnh: Soha

Hối lộ và tham nhũng không nằm trong văn hóa kinh doanh của người Đức

Đức là một trong những quốc gia rất “kỵ” hối lộ và tham nhũng trong kinh doanh. Theo như trang đánh giá www.transparency.org, Đức đạt 79/100 điểm về việc chống tham nhũng và chỉ số tham nhũng ở mức rất thấp là 13/176.

Các luật chống tham nhũng được áp dụng nghiêm ngặt cho các hoạt động kinh tế trong nước, cán bộ Chính phủ bị cấm nhận quà tặng liên quan đến công việc của họ. Vì thế khi đàm phán, giao thương với người Đức, nếu có ý định “đi cửa sau” hoặc “bôi trơn” thì bạn sẽ có nhiều khả năng thất bại “ngay từ vòng gửi xe” đấy.

Ảnh: sapling.com

Vạch rõ giới hạn và tuân thủ theo các nguyên tắc, quy định

Xét về nhiều góc độ thì doanh nhân Đức được đánh giá là bậc thầy trong việc lập kế hoạch. Họ suy nghĩ rất thấu đáo, mỗi một khía cạnh của một dự án đều có một phương án chi tiết, kĩ càng. Thận trọng trong việc lập kế hoạch giúp cho người Đức luôn có phương án tối ưu nhất trong cả kinh doanh.

Người Đức luôn tuân thủ các nguyên tắc kinh doanh, làm giảm đi các phương án dự phòng hay hạn chế các tình huống tự phát trong quá trình diễn biến sự việc. Họ không thích sự bất ngờ, những thay đổi đột xuất trong các thương vụ kinh doanh thường không được chào đón mặc dù họ có thể đưa ra phương án giải quyết ngay lúc đó.

Nguyên tắc đúng giờ là bước đầu dẫn tới thành công

Cũng như Nhật Bản, Đức là một xã hội có trật tự và chính xác về giờ giấc. Người Đức tin rằng người lịch sự bao giờ cũng đến đúng giờ. Việc bạn đến muộn dù chỉ là vài phút khi gặp gỡ với đối tác Đức cũng thể hiện ra sự thiếu tôn trọng đối với đối phương, do vậy bạn đừng trễ hẹn khi có cuộc gặp với họ.

Bài học từ văn hóa kinh doanh của người Đức
Ảnh: ELLE

Trang phục công sở cũng phải đẹp mắt và lịch sự

Diện mạo và khả năng thuyết trình là những điểm rất quan trọng với người Đức, đặc biệt là trong môi trường kinh doanh thực tế. Họ chú trọng nhiều đến chất liệu trang phục bên cạnh kiểu dáng, màu sắc, ăn mặc tùy tiện và cẩu thả trong cả trang điểm đối với nữ giới đều không được đánh giá cao. Nhưng đồng thời phụ nữ được quy định là không trang điểm đậm hoặc đeo những bộ trang sức lớn lộng lẫy.

Những bài học trên này sẽ giúp người bạn có thêm kinh nghiệm hữu ích trong quá trong kinh doanh, hãy thử áp dụng nhé.

Theo BrandsVietNam

Add a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.