Bí quyết “kéo” cảm xúc khách hàng
|Nhiều người nói rằng tiếp thị chính là một thực hành về tâm lý người tiêu dùng, để tiếp thị thành công, người làm nghề cần hiểu tâm lý khách hàng của mình.
Marketers đầu tư ngân sách quảng cáo, sự sáng tạo và thời gian vào các thông điệp truyền thông nhằm khơi gợi phản ứng cảm xúc từ người tiêu dùng. Marketers hy vọng có thể cải thiện được tình cảm của người tiêu dùng đối với thương hiệu, thuyết phục đối tượng tiềm năng mua sản phẩm và khuyến khích khách hàng hiện tại tiếp tục mua hàng.
Tuy nhiên, sự thành công của nhà tiếp thị còn tùy thuộc vào khả năng ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng. Chính vì vậy mà nhiều người nói rằng tiếp thị chính là một thực hành về tâm lý người tiêu dùng. Những nhà tiếp thị thành công luôn biết cách gắn kết các chiến dịch của mình với sự hiểu biết về người tiêu dùng. Có những cách như sau:
Mang đến những ý tưởng giàu cảm xúc
Nhiều cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những thông điệp tiếp thị sẽ phát huy tác dụng tốt hơn khi nhấn mạnh kết quả mà người tiêu dùng có thể nhận được từ một sản phẩm hay dịch vụ cụ thể thay vì liệt kê một danh sách khô khan về các thành phần và tính năng.
Tái định vị cuộc cạnh tranh
Theo những nhà làm tiếp thị lâu năm, khi điều chỉnh cách người tiêu dùng nhận thức về bối cảnh cạnh tranh, bạn có thể củng cố ý tưởng rằng sản phẩm mang đến một nhu cầu giá trị cao hơn, khác biệt trong cuộc sống của họ. Điều này khiến cho sản phẩm – dịch vụ của bạn trở thành sự chọn lựa rõ ràng.
Quảng bá về sự “độc quyền”
Thỏa mãn cái tôi của khách hàng bằng cách làm họ cảm thấy đặc biệt khi mua sản phẩm là một trong những cách rất hiệu quả để khơi gợi cảm xúc của khách hàng.
Tâm lý sợ tổn thất
Tận dụng triệt để nổi sợ tổn của con người vào tiếp thị đã trở thành một cách làm hiệu quả từ rất lâu. Nhấn mạnh vào hậu quả nếu khách hàng không hành động vẫn là cách mà nhiều nhà tiếp thị theo đuổi. Con người thường có xu hướng tránh tổn thất, mất mát hơn là cố gắng đạt được điều gì đó. Chiến dịch phổ biến nhất để tận dụng tâm lý này chính là “dùng thử miễn phí”.
Xây dựng đội quân hâm mộ… và “kẻ thù”
Các nhà tâm lý cho rằng con người thích “cảm giác thuộc về”, chính vì thế mà hầu hết con người đều có xu hướng gắn mình với một nhóm, một cộng đồng nào đó, chúng ta gọi là “thuyết định dạng xã hội”. Trong thực tế, thương hiệu cần hiểu rằng họ không thể mong muốn tất cả người tiêu dùng đều yêu thích họ.
Và thậm chí, nhóm cộng đồng ở phe “không thích” cũng là những “trợ thủ” đặc lực cho quy trình tiếp thị của doanh nghiệp. Điều cốt yếu là không cố gắng tiếp thị cho tất cả mà hãy tạo nên cộng đồng trung thành của bạn.
Khi những cam kết nhỏ trở thành thắng lợi lớn
Tâm lý học đã chứng minh khi người ta thực hiện sự chọn lựa nào đó, họ dùng các quyết định trong quá khứ để xác định những hành động trong tương lai. Nhiều nhà tiếp thị vận dụng tâm lý này bằng ách khiến cho khách hàng tiềm năng đồng ý các yêu cầu nhỏ trước, có thể là đăng ký nhận thông tin định kỳ qua email, theo dõi trên mạng xã hội, tham dự hội thảo hay tải sách điện tử.
Sau vài thành công nhỏ khách hàng “đồng ý”, bạn sẽ tăng mức độ lên, khi đó khách hàng sẽ có xu hướng phản ứng tích cực với các cam kết lớn hơn mà bạn đưa ra như mua hàng hay dùng dịch vụ.