Bphone và chiến lược định vị số hai để trở thành số một

Bphone có cách không cần nói số một để trở thành số một. Chúng ta đang nói về chiến lược thương hiệu Runner-up (thương hiệu số 2).

Nhưng có nhiều lý do để Bphone có thể theo đuổi chiến lược thương hiệu này.

Khi khó trở thành số một

Để trở thành số một tại thị trường Việt Nam Bphone phải hội đủ cùng lúc hai yếu tố: sản phẩm đỉnh nhất về công nghệ và thương hiệu được khao khát nhất. Để mô tả sản phẩm đỉnh nhất Bphone đã nạo vét hết những từ đắt nhất có thể rồi.

Như thế nào là thương hiệu được khao khát? Có nhiều yếu tố lắm. Bạn sẵn sàng dành cả tháng lương nhịn ăn nhịn mặc để sở hữu nó. Bạn sẽ mua nó không chút đắn đo về giá, miễn là có tiền. Bạn sẽ mua nó như một phương tiện để thể hiện cái tôi cá nhân (self-expression) thay vì chỉ để nghe gọi và lướt web.

Nokia, Blackberry, Samsung với bước tiến nhảy vọt về giá trị thương hiệu không đến nỗi vật vã nhưng cũng rất vất vả. Steve Jobs nói “Stay hungy. Stay foolish”. Ông ấy có một trí tuệ siêu phàm và 5000 sáng chế của đội ngũ cộng sự để chuyển từ sự “đói khát” và “rồ dại” thành thương hiệu iPhone số một như hiện nay. Bphone không thể số một như iPhone cho dù họ tự gọi mình là “siêu phẩm thế giới”.

Bphone và chiến lược định vị số hai để trở thành số một
Ảnh: www.bkav.com

Theo đuổi số hai giúp Bphone dễ được cảm tình hơn

Chiến lược định vị thành số hai là một cách đi nhiều thương hiệu trên thế giới đã làm. Tôi cho rằng Bphone phù hợp để áp dụng chiến lược  của kẻ số hai. Nhưng không phải để trở thành số hai. Họ nên dựa vào số một (trên tổng thể) là iPhone (thực tế họ đang làm) để trở thành số một trên một phân khúc khác: smartphone tầm trung.

Nếu Bphone áp dụng chiến lược số hai với tinh thần cầu thị “chúng tôi nỗ lực” tôi cho rằng số lượng ủng hộ họ sẽ tăng lên rất nhiều. Trên thực tế Bkav đã và đang làm rất đúng đúng tinh thần này. Họ đang cực kỳ nỗ lực rất đáng trân trọng.

Theo Branddance

 

Add a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.