Các thương hiệu vận dụng Emotional Marketing như thế nào
|Tận dụng tốt những yếu tố cảm xúc cơ bản vào marketing, doanh nghiệp sẽ có một chiến dịch Emotional Marketing (Marketing cảm xúc) vô cùng hiệu quả.
Tại sao một số quảng cáo được người dùng chia sẻ và làm cho họ mua sản phẩm được đề cập? Tất cả chỉ gói gọn trong 2 chữ: Cảm xúc.
Không có gì phải ngạc nhiên. Các nghiên cứu cho thấy người dùng tin vào cảm xúc khi đưa ra các quyết định về thương hiệu hơn là dựa vào thông tin, và những phản hồi mang đầy cảm xúc về quảng cáo sẽ có ảnh hưởng lên việc mua hàng của người dùng nhiều hơn so với nội dung quảng cáo.
Viện Khoa học Thần kinh và Tâm lý đã công bố một nghiên cứu chỉ ra rằng con người có 4 cảm xúc cơn bản: hạnh phúc, buồn bã, sợ hãi/ngạc nhiên, và giận dữ/chán ghét.
Các thương hiệu tăng sự liên kết và nhận biết thông qua việc vận dụng 4 cung bậc cảm xúc này như thế nào?
1. Hạnh phúc
Các thương hiệu muốn làm người dùng vui vẻ, mỉm cười, hạnh phúc với cảm xúc thật tích cực, qua đó người dùng sẽ chia sẻ và gắn kết với thương hiệu hơn. Theo một nghiên cứu vào năm 2010 về Những bài viết của The New York Times được chia sẻ qua email nhiều nhất cho thấy các bài viết mang nhiều cảm xúc thường được chia sẻ nhiều hơn, và những bài viết mang tính tích cực cũng được chia sẻ nhiều hơn những bài tiêu cực.
Đoạn quảng cáo được chia sẻ nhiều nhất mọi thời kỳ là Friends Furever của Android, đoạn phim đã thể hiện tình bạn vô cùng dễ thương của những động vật khác loài.
2. Nỗi buồn
Vài năm vừa qua, các thương hiệu đã nhận ra những nội dung có cảm xúc đang trở nên phổ biến, và ngày càng nhiều công ty tập trung vào việc tạo nên những quảng cáo xúc động và giàu cảm hứng.
MetLife Hong Kong đã thực hiện một đoạn clip đầy thổn thức về một cô bé mô tả những điều cô yêu thương cha mình nhất, tuy nhiên câu chuyện đã làm người xem phải ngạc nhiên trong nghẹn ngào khi những điều đó là những lời nói dối mà người cha đã nói với đứa con gái bé nhỏ.
3. Sợ hãi / ngạc nhiên
Sợ hãi là bản năng tự nhiên giúp chúng ta phản ứng lại các mối đe dọa nhằm tăng khả năng tồn tại.
Nỗi sợ tạo ra tình huống cấp bách thôi thúc chúng ta hành động, thay đổi và quan trong hơn, với nội dung quảng cáo như thế sẽ làm chúng ta mua sản phẩm để ngăn chặn điều gì đó kinh khủng xảy ra.
Rất nhiều kiểu quảng cáo dựa trên nỗi sợ được thực hiện để cảnh báo việc uống rượu bia khi lái xe hay hút thuốc. The World Wildlife Fund là một thương hiệu thường xuyên sử dụng những hình ảnh đáng sợ và gây nhiều tranh cãi.
Tuy nhiên, cách tiếp cận này cũng có rủi ro. Năm 2015, Nationwide đã phát sóng một quảng cáo trong Giải Super Bowl để truyền tải thông điệp về an toàn cho trẻ em và những tai nạn tại nhà có thể ngăn chặn được. Đoạn quảng cáo này làm nhiều người bực tức khi thể hiện một cậu bé nói về những việc mà cậu không thể làm được và đoạn phim khép lại với câu nói “Cháu không thể trưởng thành được vì cháu đã mất trong một tai nạn”. Kết quả là CMO của hãng này đã từ chức vài tháng sau đó.
Quảng cáo với sự ngạc nhiên cũng có thể mang lại kết quả tích cực. Ví dụ điển hình là Love Has No Labels của Ad Council
4. Giận dữ / chán ghét
Đa số mọi người đều nghĩ rằng nên tránh dùng cảm xúc giận dữ trong quảng cáo vì đó là cảm xúc tiêu cực và có thể gây nên những liên tưởng bất lợi với thương hiệu. Nhưng trong vài trường hợp, nổi giận có thể cảnh tỉnh người dùng và thôi thúc họ hành động.
Always’ Like a Girl là một ví dụ. Chiến dịch này đã thắng một giải emmy, một giải Grand Prix của Cannes Lions và một giải Grand Clio khi sử dụng quan niệm cố hữu để gây sự chú ý của bạn.
Quảng cáo Save the Children đã nhắc nhở chúng ta về hậu quả của cuộc khủng hoảng tại Syria đối với trẻ em, chúng ta bị thức tỉnh bởi nỗi buồn lẫn sự giận dữ.
Theo Marketing chiến lược