Fujifilm thay đổi như thế nào?
|Nhiều người chỉ biết đến Fujifilm như thương hiệu của sản phẩm nhiếp ảnh. Thế nhưng mỹ phẩm và y tế lại là mảng mang lại lợi nhuận cao nhất cho Fujifilm.
Được thành lập vào năm 1934, trải qua nhiều thập niên, Fujifilm gần như sở hữu vị trí độc tôn trong mảng phim chụp ảnh tại Nhật.
Khi làn sóng kỹ thuật số đầu tiên xuất hiện vào những năm 1980, nó chỉ tạo tác động trong phạm vi thị trường doanh nghiệp. Fujifilm khi đó đã nhạy bén cho ra đời máy chiếu X-quang cung cấp cho bệnh viện.
Ông Shigetaka Komori (Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành) cho biết: “Nếu chúng tôi không bắt tay làm, công ty khác sẽ làm. Đó là lý do vì sao tôi quyết định Fujifilm sẽ phải dấn thân vào mảng kỹ thuật số và trở thành một nhân tố tiềm năng trong lĩnh vực này”.
Thế là năm 1988, Fujifilm ra mắt chiếc máy ảnh kỹ thuật số đầu tiên trên thế giới: thiết kế FUJIX DS-1P. Chiếc máy hình với thẻ nhớ có khả năng lưu trữ từ 5-10 bức ảnh, tự hào với chất lượng ảnh 1.1 megapixel. Tuy vậy, nó vẫn khá đắt đỏ với mức giá hơn 10.000 USD và được đa số các chuyên gia trong ngành báo chí sử dụng là chính.
Đến năm 2001, 2/3 lợi nhuận của Công ty vẫn đến từ phim chụp ảnh. Fujifilm tưởng rằng Hãng đã đi trước một bước nhưng thời đại kỹ thuật số vẫn chưa thực sự khởi đầu. Thị trường phim chụp ảnh thì vẫn phát triển.
Fujifilm đã từ bỏ mảng đầu tư kinh doanh mới, dù đã đi tiên phong với chiếc máy ảnh kỹ thuật số trước đó từ cả một thập niên với nhận định rằng ảnh in sẽ còn tồn tại.
Fujifilm tiếp tục đầu tư hàng triệu USD vào phi ảnh. Hàng triệu chiếc máy ảnh Instax Mini đã được bán ra vào năm 2002.
Nhưng không lâu sau đó, làn sóng kỹ thuật số thật sự lan rộng vào năm 2003 . Doanh thu của phim ảnh giảm đến 1/3 trong chưa đầy 1 năm. Thị trường mang lại 2/3 lợi nhuận cho Công ty biến mất trong chớp mắt.
Thêm vào đó, thời điểm này lại điện thoại di động xuất hiện như một công nghệ mới mang tính đột phá . Với điện thoại di động việc chụp ảnh kỹ thuật số rẻ hơn, nhanh hơn và Facebook Instagram, Twitter trở thành những cái tên tiên phong trong ngành nhiếp ảnh.
Sự thay đổi mạnh mẽ là điều Fujifilm cần lúc đó.
Bước thay đổi đầu tiên chính là quyết định đóng cửa các cơ sở sản xuất phim chụp ảnh, cắt giảm khoảng 5.000 việc làm. Công ty đã chi hơn 5 tỉ USD cho việc này.
Để bù đắp thiệt hại nặng nề trước đó và đa dạng hóa sản phẩm, Fujifilm đã bước vào các mảng công nghiệp dược phẩm, y tế và mỹ phẩm. Shigetaka Komori cho rằng những ngành này gần như hoàn toàn không liên quan đến nhiếp ảnh.
Công ty tích lũy được khoảng hơn 20.000 chất hóa học sau gần 1 thập niên nghiên cứu. Tất cả đều từng được dùng để phát triển phim chụp ảnh, nhưng giờ đây sẽ được dùng làm thành phần cho bộ phận sản xuất dược phẩm mới của Fujifilm.
Trong mảng mỹ phẩm, Công ty ứng dụng chất hóa học vốn được dùng để chống mờ màu ảnh vào việc ngăn da mặt không bị chảy xệ và nhợt nhạt.
Đây có thể được xem là những bước đi hết sức mới mẻ, nhưng cũng rất mạo hiểm. Để tận dụng những hóa chất sẵn có của Công ty vào vào dược phẩm đòi hỏi Công ty bỏ ra rất nhiều tâm huyết.
Nhưng chính những chính sách đổi mới táo bạo đã mang Fujifilm trở lại thị trường. Ngày nay, phim ảnh – phân khúc từng đóng góp đến 70% lợi nhuận của Fujifilm – chỉ chiếm dưới 1%, nhưng Fujifilm vẫn được xem là thương hiệu hàng đầu của các sản phẩm nhiếp ảnh.
ST