Học hỏi phương thức tiếp thị DTC của thương hiệu nổi tiếng

DTC còn gọi là tiếp thị trực tiếp, là một trong số những phương thức tiếp thị mang đến nhiều hiệu quả nhất cho quá trình tiếp thị củ thương hiệu.

DTC là viết tắt của direct-to-consumer còn được gọi là hình thức tiếp thị trực tiếp. Đây được hiểu là các hoạt động quảng bá và bán sản phẩm/ dịch vụ từ người bán đến thẳng người tiêu dùng mà không thông qua quảng cáo.

Cách thức bán hàng này thường được những doanh nghiệp vừa và nhỏ, không đầu tư quá nhiều chi p cho quảng cáo. Nhưng trong thời gian gần đây, DTC cũng được những thương hiệu lớn ưu ái. Điển hình là Nike, Market Realist dự đoán rằng thương hiệu này đã đẩy mạnh doanh thu từ kênh này lên 250% trong vòng năm tới. Bên cạnh đó, những nhà bán lẻ như Timberland, REI và Under Armour cũng đang đầu tư vào hoạt động tiếp thị và bán hàng trực tiếp.

Học hỏi phương thức là tiếp thị DTC của thương hiệu nổi tiếng
Ảnh: Huawei P9

Vì sao DTC lại được nhiều nhãn hàng lớn lựa chọn trong khi họ có thể đầu tư kinh phí cho quảng cáo?

Khách hàng muốn trải nghiệm tốt hơn

Ngày nay khách hàng yêu cầu nhiều hơn ở quá trình tương tác với doanh nghiệp, bởi sự phát triển của truyền thông internet. Người tiêu dùng ngày càng có xu hướng quan tâm đến những trải nghiệm mà họ có được khi đến với một doanh nghiệp. Họ đòi hỏi sự tương tác này phải ở mức thường xuyên hơn.

Học hỏi phương thức là tiếp thị DTC của thương hiệu nổi tiếng
Ãnh: Doanh nhân Sài Gòn

Hơn thế nữa, về “chất lượng” tương tác, trải nghiệm cũng phải tốt, không nhàm chán và phải nhất quán. Chính vì vậy, với nhiều thương hiệu, trải nghiệm khách hàng được xem là cuộc chiến mới, là vấn đề sống còn để giữ chân và thu hút khách hàng.

Tạo cơ hội xây dựng quan hệ giữa nhãn hiệu với khách hàng

Đây gần như là lợi ích lớn nhất mà tiếp thị bằng DTC mang đến cho thương hiệu. DTC cho phép doanh nghiệp kiểm soát câu chuyện về nhãn hiệu của mình truyền thông thẳng đến người tiêu dùng. Bàng cách đó, thông điệp sẽ không bị sai lệch, đồng thời thương hiệu cũng có thể xây dựng được mối quan hệ với khách hàng mà không cần qua một kênh trung gian.

Học hỏi phương thức là tiếp thị DTC của thương hiệu nổi tiếng
Ảnh: bigmarlin.group

Bằng cách tạo ra những trải nghiệm hướng đến khách hàng, sự khác biệt, thu hút về nhãn hiệu cùng việc xây dựng kênh bán hàng trực tuyến và trực tiếp, doanh nghiệp có thể kiểm soát và nuôi dưỡng mối quan hệ với khách hàng tốt hơn.

DTC giúp doanh nghiệp thu thập nhiều dữ liệu hữu dụng về khách hàng

DTC sẽ tạo cơ hội để doanh nghiệp tăng thêm giá trị mà người tiêu dùng đem đến trong quá trình giao dịch với mình. Bởi vì thông qua kênh DTC, doanh nghiệp có thể thu thập được nhiều thông tin về khách hàng hơn, từ đó tạo ra những trải nghiệm mua sắm đặc thù dành riêng cho họ. Và những thông tin mà DTC thu thập được có tính cá nhân và chính xác cao hơn so với nguồn thông tin mà các kênh đo lường trực tuyến thu được.

Học hỏi phương thức là tiếp thị DTC của thương hiệu nổi tiếng
Ảnh: ucedc.com

Từ đó, doanh nghiệp sẽ có cơ sở phát triền những trải nghiệm mang tính cá nhân cao – đây chính là cơ sở để doanh nghiệp tăng doanh thu

Lưu ý

Tuy nhiên, bán hàng trực tiếp cho khách hàng không phải bao giờ cũng mang đến kết quả tốt. Nếu doanh nghiệp không hiểu khách hàng, không có sẵn quy trình phục vụ và văn văn hoá kinh doanh phù hợp, thì doanh nghiệp sẽ không thể tạo ra những trải nghiệm tốt cho khách hàng.

Bên cạnh đó, việc sử dụng kênh DTC quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng cho một kênh quan trọng khác – đó là kênh bán hàng qua các đối tác bán lẻ trung gian. Chính vì vậy, thương hiệu cần cân bằng giữa hai kênh bán hàng này. Cách gần nhất là doanh nghiệp nê xác định phân khúc khách hàng thích hợp cho loại hình bán hàng trực tiếp và gián tiếp. Từ đó có những phân biệt phân khúc khách hàng tốt hơn, tránh chồng chéo lên nhau.

Add a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.