Lợi ích lý tính và lợi ích cảm tính của thương hiệu (P.1)

Lợi ích lý tính (functional benefits) và lợi ích cảm tính (emotional benefits) là 2 thuộc tính cơ bản nhất của sản phẩm hay dịch vụ đối với người tiêu dùng.

Lợi ích lý tính (functional benefits) và lợi ích cảm tính (emotional benefits) là 2 thuộc tính cơ bản nhất của sản phẩm hay dịch vụ đối với người tiêu dùng. Nếu như khách hàng có thể nhìn thấy lợi ích lý tính của thương hiệu ngay lập tức thì lọi ích cảm tính tồn tại chủ yếu vừa tâm lý, cảm xúc của khách hàng với sản phẩm/ dịch vụ.

Ngày nay, marketing và tiếp thị thườn g tập trung vào việc xây dựng danh tiếng thương hiệu đồng thời tạo ra văn hoá doanh nghiệp. Thay vì đi ra bán từng sản phẩm cho khách hàng, những thương hiệu lớn tạo động lực cho khách hàng tìm đến với thương hiệu. Để làm được điều đó, thương hiệu cần tìm được chỗ đứng trong tâm trí và trong trái tim khách hàng.

Lợi ích lý tính và lợi ích cảm tính của thương hiệu (P.1)
Ảnh: brandsvietnam.com

Thương hiệu trở nên tốt hơn khi tập trung hơn

Một trong những sai lầm lớn nhất mà các thương hiệu thường xuyên mắc phải tuyên bố quá nhiều về những điểm nổi bậc của sản phẩm với khách hàng. Trong khi thay vì như thế, việc trò chuyện với khách hàng về lợi ích lý tính (lợi ích về mặt chức năng và lợi ích cảm tính (cảm nhận của khách hàng) xung quanh sản phẩm, vẫn là cách làm hiệu quả hơn rất nhiều lần.

Trong thế giới truyền thông như hiện nay, thương hiệu sẽ không thể thuyết phục khách hàng mua hay không thể xây dựng được danh tiến thương hiệu nếu không biết tận dụng khéo léo lợi ích lý tính và lợi ích cảm tính.

Tìm kiếm thế mạnh chủ yếu của thương hiệu

Trong khi xu hướng các nhà làm marketing cố gắng “làm mỗi thứ một ít”, thì những nhà marketing hật sự giỏi sẽ chỉ tập trung chọn lấy một thế mạnh của thương hiệu, sau đó phát triển nó. Điều này cho phép các chiến lược thương hiệu có trọng tâm, cũng giúp khách hàng dễ dàng hơn khi nhớ tới thương hiệu.

Ảnh: brandsvietnam.com

Khi tập trung vào những điểm mạnh của thương hiệu, bạn nên chú trọng vào sản phẩm, cam kết, trải nghiệm hay giá cả. Đây là những điểm có thể thu hút khách hàng nhất. Rất nhiều chiến dịch marketing thất bại do không nắm bặt được những ưu thế này của doanh nghiệp.

Thang lợi ích của khách hàng

Thang lợi ích của khách hàng sẽ giúp bạn sắp xếp thứ tự lợi ích cung cấp cho khách hàng một cách hiệu quả.

  • Cung cấp tất cả những tài liệu sẵn có cho những người có mặt, định nghĩa khách hàng mục tiêu, tìm kiếm insight khách hàng.
  • Liệt kê tất cả những chức năng mà thương hiệu cung cấp và tài sản thương hiệu. Đảm bảo rằng những đặc trưng kể trên có lợi ích cạnh tranh.
Ảnh: brandsvietnam.com
  • Tìm kiếm lợi ích lý tính bằng cách đặt bạn vào vị thế của khách hàng và xem các đặc trưng thương hiệu từ đôi mắt của họ. Bắt đầu tự hỏi những câu như: “Nếu tôi là khách hàng, tôi sẽ nhận được gì từ sản phẩm/dịch vụ?”. Hỏi tối thiểu 5 lần và phát triển dần câu trả lời.
  • Sau đó, tìm ra lợi ích cảm tích bằng cách hỏi: “Chúng khiến tôi cảm thấy như thế nào?”. Tương tự như bước 3, hãy duy trì việc đặt câu hỏi và bạn sẽ bắt đầu đi tới thang bậc cảm xúc sâu hơn – nơi bạn có thể làm chủ cuộc chơi.

Bằng những bước trên, bạn có có một thang lợi ích mà bạn có thể đem đến cho khách hàng.

Còn tiếp

Add a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.