Lợi ích lý tính và lợi ích cảm tính của thương hiệu (P.2)

Lợi ích lý tính (functional benefits) và lợi ích cảm tính (emotional benefits) là 2 thuộc tính cơ bản nhất của sản phẩm hay dịch vụ đối với người tiêu dùng.

Lợi ích lý tính là gì?

Lợi ích lý tính chính là những lợi ích về chức năng mà sản phẩm của bạn có thể mang đến cho khách hàng. Chúng ta có rất nhiều lợi ích lý tính, khi phát triển sản phẩm, thương hiệu buộc phải nghĩ đến lợi ích lý tính của thương hiệu đầu tiên, từ lợi ích này mới có thể tạo ra những nội dung tiếp thị và marketing thu hút khách hàng. Dưới đây là 9 lợi ích lý tính cơ bản và được mở rộng ra 50 lợi ích lý tính nói chung.

Lợi ích lý tính và lợi ích cảm tính của thương hiệu (P.2)
Ảnh: brandsvietnam

Lợi ích cảm tính là gì?

Khi nói đến lợi ích cảm tính chúng ta sẽ liên tưởng đến tình cảm của khách hàng dành cho sản phẩm và thương hiệu. Việc khách hàng cảm nhận như thế nào về giá trị của sản phẩm, sản phẩm/ thương hiệu có tạo nên được cảm xúc nào trong khách hàng hay không, chính là lợi ích cảm tính của thương hiệu.

Ngày nay, marketers thường khai thác lợi ích lý tính tốt hơn là lợi ích cảm tính. Hầu hết tương hiệu nào cũng nghĩ mình đáng tin và dễ dàng nhận được sự ưa chuộng của khách hàng. Trên thực tế không mấy thương hiệu có thể bước vào khu vực cảm xúc trong trái tim khách hàng nhiều như làm chủ khu vực lý trí trong tâm tưởng của họ.

Lợi ích lý tính và lợi ích cảm tính của thương hiệu (P.2)
Ảnh: brandsvietnam

Có 8 khu vực cảm xúc chính của khách hàng, bao gồm: lạc quan, tự do, được chú ý, được yêu thích, thoải mái, dễ chịu, trong tầm kiểm soát và hiểu biết.

Khi xây dựng lợi ích cảm tính, bạn đừng nghĩ đến việc sẽ áp dụng hết cả 8 yếu tố cảm xúc trên. Bởi nó sẽ khiến bạn trở nên khó khăn hơn và khách hàng cũng sẽ bị bối rối hơn. Khi thu hẹp những khu vực cảm xúc, bạn sẽ quản lý tốt hơn, sử dụng những từ ngữ trong bảng tình cảm dể chạm đến trái tim khách hàng dễ dàng hơn.

Xây dựng thương hiệu xung quanh các nhóm lợi ích

Khi tìm kiếm nhóm lợi ích thương hiệu, bạn nên xem xét các lợi ích lý tính và lợi ích cảm tính mà bạn tin rằng phù hợp với những gì khách hàng mong muốn. Tất nhiên, những lợi ích này cũng cần nằm trong khả năng của thương hiệu, bạn có thể làm tốt lợi ích này hơn đối thủ của bạn.

Lợi ích lý tính và lợi ích cảm tính của thương hiệu (P.2)
Ảnh: brandsvietnam

Hãy xem những ví dụ dưới đây

Thương hiệu Volvo không thực sự được ưu ái vì sự an toàn, nhưng bạn cũng có thể nhìn vào chất lượng và cách nó được làm tốt hơn về lợi ích lý tính. Volvo cũng giúp bạn trở nên thông thái hơn, những vùng cảm xúc nơi Volvo giành chiến thắng là “trong tầm kiểm soát” và “tò mò về kiến thức”.

Lợi ích lý tính và lợi ích cảm tính của thương hiệu (P.2)
Ảnh: brandsvietnam

Xe 16 chỗ của Honda phục vụ rất tốt cho gia đình và có giá trị về mặt kinh tế. Các chức năng của xe cũng có thể khiến cuộc sống của bạn trở nên đơn giản hơn. Những khu vực cảm xúc mà Honda đang làm rất tốt là “được làm chính mình” và “dễ chịu, thoải mái”.

Thương hiệu Ferrari được xây dựng lợi ích lý tính “làm việc tốt hơn” với tốc độ và hiệu suất. Về lợi ích cảm tính, thương hiệu cũng mang lại trải nghiệm hấp dẫn về mặt cảm giác.

Nếu xây dựng tốt lợi ích lý tính và lợi ích cảm tính sẽ khiến sản phẩm của bạn có chỗ đứng vững chắc trong trái tim và tâm trí người tiêu dùng. Đồng thời tạo ra khác biệt so với đối thủ cạnh tranh và tạo danh tiếng trên thị trường.

Add a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.