Nâng cao hiệu quả tiếp thị trực tuyến bằng tìm kiếm qua giọng nói

Tìm kiếm bằng giọng nói đang tăng với tỷ lệ cao hơn tìm kiếm bằng kiểu truyền thống. Đây chính là cơ hội mới đến tối ưu hóa hiệu quả tiếp thị trực tuyến.

Ngày nay, tìm kiếm bằng giọng nói đang trở thành một xu hướng mạnh mẽ. Theo thông tin từ Google, tìm kiếm bằng giọng nói đang tăng với tỷ lệ cao hơn tìm kiếm bằng kiểu truyền thống – tìm kiếm bằng cách nhập văn bản. Công ty nghiên cứu và tư vấn công nghệ Gartner dự đoán rằng đến năm 2020, tìm kiếm bằng giọng nói có thể chiếm đến 50%.

Cùng với xu hướng đó, giới chuyên môn nhận định rằng các nhà tiếp thị cần sớm nghĩ đến việc tối ưu hóa nội dung để thích ứng với xu hướng tìm kiếm bằng giọng nói. Việc này tương tự như cách mà thị trường tiếp thị trực tuyến đang tối ưu hóa nội dung cho web 2.0 và di động.

Nâng cao hiệu quả tiếp thị trực tuyến bằng tìm kiếm qua giọng nói
Ảnh: Levantruong.net

Theo thông tin từ Google, việc sử dụng những câu hỏi dùng ngôn ngữ như trong đời thường đang gia tăng nhanh khi tìm kiếm trực tuyến. Với xu hướng này, thương hiệu và nhà làm tiếp thị trực tuyến, digital marketing cần đón nhận những từ khóa và cụm từ tự nhiên, gần gũi hơn với cách nói chuyện trong đời thường.

Trước đây, mọi người thường dùng từ khóa hay những cụm từ để tìm kiếm các sản phẩm và dịch vụ mà họ cần. Trong khi đó, nếu sử dụng giọng nói, thì người tìm kiếm có xu hướng dùng ngôn ngữ tự nhiên để đặt câu hỏi trực tiếp.

Nâng cao hiệu quả tiếp thị trực tuyến bằng tìm kiếm qua giọng nói
Ảnh: brandsvietnam.com

Cụ thể, doanh nghiệp cần làm gì khi xây dựng chiến lược kỹ thuật số để biến xu hướng tìm kiếm bằng giọng nói thành bàn đạp gia tăng hiệu quả tiếp thị trực tuyến cho mình?

Khảo sát những câu hỏi thường gặp nhất

Đầu tiên, doanh nghiệp nên khảo sát đối tượng khách hàng mục tiêu để biến họ thường đặt ra các câu hỏi cho công cụ tìm kiếm như thế nào. Việc khảo sát này tiến hành bằng cách theo dõi hành vi “hỏi” của người tiêu dùng.

Những câu hỏi này có thể xuất hiện trên những diễn đàn, trang bán hàng hay đánh giá sản phẩm, trên mạng xã hội… Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể tận dụng đội ngũ tiên phong là các nhân viên bán hàng của doanh nghiệp để biết người tiêu dùng hỏi ra sao, vì đây là đội ngũ biết rõ nhất những câu hỏi thường gặp từ khách hàng.

Nâng cao hiệu quả tiếp thị trực tuyến bằng tìm kiếm qua giọng nói
Ảnh: techseen.com

Vận dụng công cụ tìm kiếm bằng giọng nói

Vận dụng công cụ tìm kiếm bằng giọng nói để tìm để tìm và xem những kết quả giải đáp cho những câu hỏi thường gặp đó là việc tiếp theo doanh nghiệp nên tiến hành. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp nhận diện bối cảnh cạnh tranh hiện tại, đồng thời tìm ra cấu trúc tối ưu nhất chp những câu trả lời của chính doanh nghiệp.

Xây dựng nội dung trang web và mạng xã hội

Doanh nghiệp nên bắt đầu bằng việc xây dựng một nội dung website và mạng xã hội có thể trả lời trực tiếp các câu hỏi thưởng gặp với những lời giải đáp rõ ràng và đơn giản. Trả lời trực diện và rõ ràng nhưng cũng cần cung cấp đầy đủ thông tin, và đừng quên xây dựng nội dung dựa trên những “biến thể” của cùng một thắc mắc: “Làm sao để…?”, “Ai có thể…?”, “Ở đâu có…?”,…

Nâng cao hiệu quả tiếp thị trực tuyến bằng tìm kiếm qua giọng nói
Ảnh: VietISO.Com

Lưu ý đến tìm kiếm địa điểm bằng giọng nói

Đừng quên đưa địa chỉ kinh doanh của doanh nghiệp vào Google và các trang mạng xã hội khác có định vị vị trí để tối ưu hiệu quả tìm kiếm bằng giọng nói. Vì mọi người có thể hỏi những câu liên quan đến xác định vị trí chẳng hạn như “Nhà hàng BBQ gần nhất ở đâu?”, “Tôi có thể mua đồ sạc iPhone ở đâu?”…

Thấu hiểu nhu cầu tìm kiếm hiện tại của khách hàng cũng có thể dẫn đến những ý tưởng mới về dịch vụ và sản phẩm, giúp cải thiện năng lực phục vụ của doanh nghiệp tốt hơn.

Nâng cao hiệu quả tiếp thị trực tuyến bằng tìm kiếm qua giọng nói
Ảnh: VnReview

Với nội dung trang web, việc tối ưu nội dung được cấu trúc đúng nhu cầu tìm kiếm tự nhiên này sẽ giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều người xem đúng đối tượng hơn. Trong khi đó, nội dung mạng xã hội sẽ tạo được nhiều tương tác hơn khi doanh nghiệp có thể giải đáp cụ thể những câu hỏi thường gặp nhất của khách hàng mục tiêu.

Điều chỉnh nội dung cho phù hợp với “ngôn ngữ đời thường” trong tìm kiếm cũng sẽ giúp doanh nghiệp tư duy như một người tiêu dùng. Điều này cho phép doanh nghiệp và người là tiếp thị trực tuyến hiểu người tiêu dùng hơn.

Add a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.