Phân tích SWOT: Công cụ không thể thiếu của doanh nghiệp

Phân tích SWOT là một công cụ đơn giản nhưng mạnh mẽ  sẽ giúp bạn thu thập thông tin bạn cần để đánh giá đúng về doanh nghiệp và thị trường của bạn.

Kiến thức là chìa khóa để tiến tới kinh doanh thành công – kiến thức về khách hàng, đối thủ cạnh tranh, hoạt động của chính bạn và môi trường kinh doanh rộng lớn. Một phân tích SWOT sẽ giúp bạn thu thập thông tin bạn cần để đánh giá đúng về doanh nghiệp và thị trường của bạn. SWOT có thể xác định những điểm mạnh và điểm yếu của hoạt động của bạn, những cơ hội và thách thức trong thị trường của bạn.

Nó sẽ cung cấp cho bạn một hình ảnh rõ ràng về việc kinh doanh của bạn hoạt động tốt như thế nào và môi trường tiếp thị và bán hàng rộng lớn hơn mà bạn đang hoạt động.

Phân tích kinh doanh – điểm mạnh và điểm yếu của bạn

Tiến hành phân tích SWOT rất là thú vị và dễ hơn là bạn vẫn nghĩ. Bạn sẽ chẳng mất nhiều thời gian chút nào, và điều tuyệt với nhất mà nó mang lại là bạn sẽ có tư duy hoàn toàn mới về doanh nghiệp của bạn.

Phân tích SWOT là để giúp bạn phát triển một chiến lược kinh doanh mạnh mẽ bằng cách xem xét tất cả những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp, cũng như các cơ hội và các mối đe dọa có thể phải đối mặt trên thị trường.

Phân tích SWOT: Công cụ không thể thiếu của doanh nghiệp
Ảnh: SpaBoom

Việc xác định điểm mạnh và điểm yếu của công ty bạn phải thành thật, đặc biệt nếu bạn nói chuyện với nhiều người khi phân tích SWOT với nhau. Nếu bạn có nhân viên, bạn sẽ thấy họ có một ý tưởng tốt về những gì làm việc và những gì không. Khách hàng, nhà cung cấp và các đối tác kinh doanh khác cũng có thể cung cấp cho bạn thông tin phản hồi về hiệu suất của bạn. Doanh nghiệp mới nên ứng dụng phân tích SWOT vào trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh.

Tiến hành phân tích SWOT như thế nào

Để có thể phân tích SWOT đầy đủ và khách quan nhất, bạn nên tiến hành phân tích trong một nhóm nhân viên có các quan điểm và mục tiêu khác nhau trong doanh nghiệp. Ban quản lý, bán hàng, dịch vụ khách hàng, thậm chí khách hàng cũng có thể đóng góp những ý kiến có giá trị rất cao. Thêm vào đó, quá trình phân tích SWOT là một cơ hội để gắn kết đội ngũ nhân viên và khuyến khích họ tham gia và tuân thủ chiến lược của doanh nghiệp.

Khi phân tích mỗi mục nên làm phần động não để xác định những nhân tố có thể ảnh hưởng đến từng mục. Ngoài ra, bạn có thể yêu cầu mỗi thành viên tự làm một bản phân tích SWOT của mỗi người, sau đó họp lại, thảo luận và kết hợp các kết quả lại với nhau. Khi bạn làm từng mục, đừng quá quan tâm tới viết dài dòng, cứ gạch đầu dòng là cách làm tốt nhất. Chỉ cần nắm bắt được các yếu tố mà bạn tin là có liên quan tới từng mục trong 4 lĩnh vực nói trên.

Sau khi kết thúc phần động não, hãy nháp lại bản phân tích, gạch đầu dòng lại từng yếu tố trong mỗi mục theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp.

Phát triển Chiến lược dựa vào bản Phân tích SWOT

Phân tích SWOT: Công cụ không thể thiếu của doanh nghiệp
Ảnh: Sưu tầm

Một cách tốt nhất để làm điều này là xem xét những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, và nguy cơ có những điểm nào trùng khớp với nhau không. Quy trình này được gọi là TOWS.

TOWS là sắp xếp ngược lại của SWOT. Nghĩa là sau khi bạn đã xác định được mọi điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của doanh nghiệp, đó là lúc bạn đã nắm rõ được ưu nhược điểm mà bạn đang có. Phân tích SWOT giúp bạn hiểu rõ doanh nghiệp từ bên trong ra bên ngoài, còn TOWS là phân tích ngược từ ngoài vào trong. TOWS sẽ giúp bạn xác định những chiến lược để nắm bắt những cơ hội và hạn chế tối đa những thách thức.

ST

Add a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.