Tăng tính tương tác với tiếp thị bằng nội dung của người dùng

Tiếp thị bằng nội dung của người dùng có thể được hiểu là việc người dùng quảng bá cho thương hiệu chứ không phải tự thân thương hiệu làm điều ấy.

Nội dung do người dùng sáng tạo là bất kỳ loại nội dung nào được tạo ra hoặc đưa ra bởi những người đóng góp không nhận thù lao hay còn gọi là người hâm mộ. Nó có thể là hình ảnh, video, lời nhận xét, bài tweet trên Twitter, bài viết blog…

Sức mạnh của tiếp thị nội dung người dùng

Ngày nay có rất nhiều phương thức tiếp thị khác nhau, tiếp thị bằng chính nội dung do chính người dùng tạo nên là một trong những phương thức tiếp thị hiệu quả nhất. Nội dung do người dùng tạo ra là một công cụ tuyệt vời để tăng sự liên kết với khách hàng hiện tại của bạn cũng như để mọi người nói về thương hiệu của bạn.

Tăng tính tương tác với tiếp thị bằng nội dung của người dùng
Ảnh: Doanh nhân Sài Gòn

Một ví dụ điển hình của phương thức tiếp thị này là cuộc thi White Cup của Starbucks. Khách hàng được yêu cầu vẽ lên cốc Starbucks của họ và đăng hình kèm bài viết lên Instagram hoặc Twitter. Bài viết chiến thắng sẽ được chọn làm mẫu cho phiên bản hạn chế của cốc Starbucks.

Chỉ trong vòng 3 tuần đã có đến 4.000 khách hàng tham gia nộp bài. Cuộc thi đầy sáng tạo này đã giúp Starbucks giành được sự chú ý của khách hàng nhiều hơn cũng như thể hiện sự trân trọng từ phía công ty với những đóng góp của khách hàng.

Vậy nên tiếp thị nội dung của người dùng như thế?

Tăng tính tương tác với tiếp thị bằng nội dung của người dùng
Ảnh: Sưu tầm

Quảng cáo truyền miệng vẫn là tốt nhất, ngay cả trong thời đại kỹ thuật số. Hơn 50% người tiêu dùng muốn thương hiệu cho họ biết phải tạo và chia sẻ loại nội dung nào, nhưng chỉ có 16% thương hiệu thực sự làm được điều này.

Hãy tận dụng điều này vào chiến lược tiếp thị di động của mình. Chiến dịch này tương đối dễ thực hiện vì người dùng có thể tạo nội dung trên điện thoại của họ (hình ảnh hoặc video) và ngay lập tức đăng nó vào ứng dụng của bạn.

Nếu thành công, chiến dịch này sẽ giúp bạn tăng độ tin cậy của khách hàng vào các sản phẩm, dịch vụ của bạn; tăng sự liên kết giữa người dùng và ứng dụng; tăng tỷ lệ tiếp cận ứng dụng và cuối cùng là tăng sự trung thành dành cho thương hiệu.

Theo Doanh nhân Sài Gòn

 

Add a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.