Thủ thuật dành cho website thương mại điện tử

Với công nghệ hiện nay thì việc bạn ngồi tại nhà và mua hàng là điều hoàn toàn dễ dàng. Cũng chính từ nhu cầu đó mà các hàng loạt các trang thương mại điện tử ra mắt nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng. Tuy nhiên để việc mua bán được thuận tiện và tạo sức hút cho người mua hàng, thì cửa hàng phải tạo ra những điểm khác biệt, tiện dụng để khách hàng có thể thao tác dễ dàng ngay từ lần đầu tiếp xúc. Bài viết sau đề cập đến những thủ thuật thiết kế dành riêng cho website thương mại điện tử.

1.Rõ ràng và bắt mắt

Là người tiêu dùng bạn hiểu rõ hơn hết việc tạo “ấn tượng ban đầu” rất quan trọng, nếu bạn có một giao diện bắt mắt và rõ ràng, không quá màu sắc hoặc chi chít các thông tin không quan trọng thì chắc chắn khách hàng sẽ trở lại website của bạn ngay khi họ có nhu cầu.

2. Lựa chọn Hosting

Đây là phần khá quan trọng trong tiến trình xây dựng một website thương mại của bạn. Hãy tạo một phân tích nho nhỏ về chi phí, chất lượng và độ ổn định về gói Hosting bạn định thuê để có sự lựa chọn phù hợp nhất. Và bạn hãy ưu tiên đến tốc độ load trang và độ ổn định trong suốt quá trình sử dụng vì nó có ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh của bạn. Chắc chắn khách hàng không ai muốn khi truy cập phải chờ đợi hoặc truy cập vào những website luôn bị lỗi vì những điều đó làm tiêu tốn thời gian của học, vì vậy bạn hãy cân nhắc thật kĩ.

Thủ thuật dành cho website thương mại điện tử

Chọn được một dịch vụ Hosting chất lượng sẽ giúp ích rất nhiều cho việc kinh doanh

3. Tốc độ là trên hết

Tốc độ ở đây nói về việc xử lý nhanh chóng, thao tác dễ dàng để khách hàng có thể tìm thấy và mua ngay những gì họ cần. Việc trình bày hợp logic và phân chia các danh mục phù hợp cũng giúp ích rất nhiều cho khách hàng của bạn. Cùng với đó tốc độ còn là cách bạn trình bày về giá cả của sản phẩm, hãy làm mọi cách để nhấn mạnh vào tên sản phẩm, điều đó sẽ khiến khách hàng dừng lại và xem xét nó trước khi lướt qua một mục khác.

Nhấn mạnh về giá và hình ảnh sản phẩm bắt mắt

4.Liên hệ nhanh

Đôi khi trong quá trình lựa chọn hàng hóa, khách hàng rất cần liên lạc với nhân viên để biết thêm về các đặc điểm sản phẩm, các chương trình giảm giá, phương thức thanh toán … nên việc bố trí các khu vực liên hệ nhanh là cần thiết. Bạn hãy đặt nó ở nơi dễ quan sát và nổi bật để khách hàng dễ nhìn thấy và thao tác, tuy nhiên đừng quá lạm dụng và đặt ở nhiều nơi vì nó có thể khiến họ khó chịu và không muốn xem tiếp nữa.

Hệ thống hỗ trợ chuyên nghiệp sẽ giữ khách hàng khá hiệu quả

5. Màu sắc tạo cảm xúc

Việc sử dụng tông màu chủ đạo cho website là rất quan trọng bởi nó phải có sự liên hệ với thương hiệu của bạn từ màu sắc dùng trên logo, bao bì đến các hình ảnh trên đó. Ngoài ra bạn tránh dùng những màu tương phản nhau vì nó sẽ tạo cảm giác khó chịu, thay vào đó là dùng những tông màu tạo cảm giác thân thiện hoặc gây ấn tượng mạnh cho khách hàng. Màu sắc sẽ giúp khách hàng nhớ đến thương hiệu của bạn

6. Quảng cáo

Bạn có thể đặt các banner sản phẩm có liên quan đến sản phẩm của bạn hoặc các quảng cáo của đối tác nhằm có thêm nguồn thu để chi trả các chi phí về hosting, tên miền… Cũng có thể các mục quảng cáo ấy lại có ích cho khách hàng của bạn, điều đó sẽ kích thích việc kinh doanh của bạn rất nhiều. Tuy nhiên cũng nên tránh những quảng cáo chạy dọc, pop-up, màu sắc lòe loẹt vì nó sẽ phá hỏng tiêu chí đầu tiên của bạn đó là sự rõ ràng trong trình bày.

Quảng cáo ấn tượng với những thông tin cần thiết

7. Thanh điều hướng

Hãy thêm thanh điều hướng vào website của bạn vì nó sẽ giúp khách hàng biết họ đang ở đâu hoặc đăng ở bước nào trong quá trình thanh toán, nó còn giúp khách hàng dễ dàng trở ngược lại các bước đã thực hiện để thay đổi các thông tin khi cần thiết. Sẽ thật khủng khiếp khi muốn trở lại trang trước mà khách hàng buộc phải bấm backspace nhiều lần.

Thanh điều hướng thông báo các bước thánh toán

8. Dễ dàng đăng ký

Hãy tạo mọi điều kiện để khách hàng có thể trở thành thành viên của website kinh doanh của bạn ngay lập tức. Có thể bạn chỉ yêu cầu họ cung cấp E-mail và tên liên hệ là có thể đăng nhập vào hệ thống của website.

Khung đăng ký rất đơn giản của Vimeo

9.Xem giá dễ dàng

Giá cả cạnh tranh sẽ tạo nên sức hút đối với khách hàng, bạn nên trình bày giá cả các sản phẩm của mình sao cho khách hàng dễ dàng xem và so sánh để có được sự lựa chọn tốt nhất. Bên cạnh đó cách trình bày chuyên nghiệp cũng phần nào xây dựng lòng tin của khách hàng đối với thông tin được cung cấp.

Bảng giá rõ ràng giúp khách hàng dễ so sánh, lựa chọn

Bảng giá với đầy đủ thông tin của Mediafire

10. Thử nghiệm

Sau khi hoàn tất mọi thứ, điều cần thiết cuối cùng là bạn cần kiểm tra tính ổn định và tương thích của website mình. Bạn có thể thuê một người chuyên nghiệp để họ kiểm tra và lường trước các lỗi phát sinh trong quá trình sử dụng, cũng như đảm bảo sự tương thích với mọi trình duyệt để tạo sự dễ dàng cho khách hàng khi sử dụng.

Kiểm tra các lỗi phát sinh trước khi ra mắt khách hàng

Sau khi hoàn tất các bước trên và cập nhật nội dung là bạn có thể giới thiệu website với khách hàng và đối tác. Bạn cũng cần kết hợp các tiện ích xã hội vào website thương mại của mình vì hiện nay các trang mạng xã hội được rất nhiều người dùng – một lượng khách hàng tiềm năng khổng lồ mà bạn có thể khai thác. Cuối cùng chúc bạn xây dựng được một website thương mại như mong muốn và hy vọng bài viết này hữu ích với bạn.

Add a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.