Cách kể câu chuyện trong truyền thông thương hiệu

Câu chuyện thường được lồng vào các thiết kế nhận diện thương hiệu nhằm truyền tải thông điệp của doanh nghiệp đến người tiêu dùng để họ ghi nhớ thương hiệu.

Theo kết quả nghiên cứu của giáo sư tâm lý học Jerome Brunner, chúng ta có khả năng ghi nhớ một câu chuyện gấp 22 lần so với ghi nhớ những dòng tin tức hay những bài phân tích.

Vậy những người làm công tác tiếp thị, truyền thông và quảng cáo đã lồng ghép một câu chuyện vào thương hiệu của mình, để chúng được mọi người nhớ đến hay chưa? Theo nghiên cứu của Công ty Khảo sát Kantar Millward Brown, trong 381 quảng cáo được phát trên truyền hình mỗi ngày ở Mỹ, chỉ có 25% trong số này cố kể một câu chuyện gì đó thú vị, khiến cảm xúc của khán giả có một sự chuyển biến đặc biệt khi xem.

Cách kể câu chuyện trong truyền thông thương hiệu
Ảnh: IM Group

Khuyến khích và chủ động

Theo Ekaterina Walter – chuyên gia tư vấn tiếp thị hàng đầu, có hai cách phổ biến mà doanh nghiệp thường dùng để khai thác câu chuyện của khách hàng, một là khuyến khích khách hàng tự kể chuyện, hai là dựa trên những câu chuyện của họ để tạo ra một thông điệp ý nghĩa.

Chiến dịch theo phương pháp thứ nhất xuất hiện lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2010, thông qua các kênh truyền thông là website Nikefootball.com, Facebook, Twitter và YouTube. Chỉ sau 6 tháng , lượng người tham gia đã tạo ra hơn 17.000 trang Facebook để chia sẻ câu chuyện. Thông qua hơn 2.000 video, 28.000 bài viết, chiến dịch này của Nike đã nhanh chóng thu hút tới 5,5 triệu người theo dõi trên mạng xã hội và hơn 3,4 triệu lượt xem trên.

Cách kể câu chuyện trong truyền thông thương hiệu
Ảnh: rgb.vn

Còn phương pháp thứ hai, chủ động kể những câu chuyện của khách hàng, theo Ekaterina Walter, không chỉ là cách doanh nghiệp có thể gửi thông điệp tới khách hàng mà còn là làm nổi bật lên giá trị của doanh nghiệp với nhân viên.

Câu chuyện hay cần được kể đúng

Theo tiến sĩ Richard Weinberger, nhà sáng lập Hiệp hội tư vấn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ toàn cầu (Association of Accredited Small Business Consultants – AASBC), khi sử dụng những câu chuyện, thương hiệu cần cân nhắc hai điều, một là thông điệp mà doanh nghiệp muốn gửi tới khách hàng và tới nhân viên.

Cách kể câu chuyện trong truyền thông thương hiệu
Ảnh: TQ Design

Thứ 2 là đừng bán sản phẩm của bạn quá lộ liễu trong những câu chuyện, vì ngày nay mọi người đều có thể cảm nhận được quảng cáo gần như ngay trong 5 giây đầu tiên và họ sẽ thường chuyển kênh, đóng video và quên đi bạn ngay lập tức. Vì vậy, Richard Weinberger khuyên rằng đặt sản phẩm của bạn ở cuối câu chuyện, gắn thông điệp trùng với thông điệp của thương hiệu hoặc giới thiệu một chiến dịch, một ứng dụng miễn phí ẩn sau mỗi tình huống…

Add a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.