Điểm mạnh và yếu của những màu sắc tươi sáng trong thiết kế giao diện người dùng P.1

Từ các sản phẩm cho đến các ứng dụng kinh doanh, trong thời gian gần đây đang chuộng dùng màu sắc tươi sáng và hiệu ứng gradient cho giao diện. Vì sao?

Trong những năm gần đây, thiết kế thương hiệu nói chung và thiết kế giao diện người dùng nói riêng, màu sắc tươi sáng và gradient đang giữ vị trí hàng đầu xu hướng thiết kế. Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, màu gradient sáng trong giao diện người dùng có thể mang lại cảm giác của một công nghệ hiện đại hóa và ý tưởng mới. Đặc biệt ứng dụng hoặc website dành cho thiết bị di động được thiết kế theo xu hướng này thường trông hấp dẫn và có thể thu hút sự chú ý của người dùng bất chấp sự cạnh tranh cao.

Điểm mạnh và yếu của những màu sắc tươi sáng trong thiết kế giao diện người dùng P.1

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Những nhà thiết kế giao diện người dùng tin rằng màu sắc tươi sáng có thể giúp nâng cao trải nghiệm người dùng.

Tăng khả năng đọc

Màu sắc có độ tương phản cao giúp nâng cao khả năng đọc của giao diện trên các thiết bị. Tuy nhiên những màu có độ tương phản cao quá có thể không hiệu quả. Nhiều nhà thiết kế khuyến cáo rằng chỉ nên tạo ra độ tương phản nhẹ nhàng.

Điểm mạnh và yếu của những màu sắc tươi sáng trong thiết kế giao diện người dùng P.1

Điều hướng và tăng trực quan

Phân cấp hình ảnh là yếu tố cốt lõi tạo nên những điều hướng rõ ràng và sẽ tạo ra hệ thống tương tác trực quan cho bất kỳ sản phẩm kỹ thuật số nào. Màu sắc tươi sáng dễ nhận thấy, có hiệu quả tốt trong phân cấp thông tin và hình ảnh. Do đó các nhà thiết kế thường sử dụng chúng để làm nổi bật hoặc tạo độ tương phản.

Khả năng nhận biết

Bộ não con người phản ứng mạnh với màu sắc rực rỡ, chúng khiến người dùng dễ dàng nhận thấy và ghi nhớ hơn. Thiết kế giao diện người dùng sử dụng các tông màu sáng sẽ nổi bật hơn.

Điểm mạnh và yếu của những màu sắc tươi sáng trong thiết kế giao diện người dùng P.1

Hơn nữa, nếu bạn đã sử dụng các tông màu sáng cho thiết kế biểu tượng và các mặt hàng, thì bạn cũng nên sử dụng luôn màu này trên trang web hoặc ứng dụng di động. Nhằm tạo ra sự nhất quán và kết nối tất cả các kênh truyền thông của công ty cũng như tăng nhận thức về thương hiệu.

Tạo cảm xúc và không khí

Để truyền tải đúng thông điệp và kêu gọi cho người dùng thực hiện đúng hành động, nhà thiết kế giao diện người dùng cần biết rằng màu sắc có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và hành vi của người dùng. Nghiên cứu tâm lý học màu sắc nói rằng, khi mắt chúng ta cảm nhận một màu sắc, bộ não sẽ đưa ra tín hiệu cho hệ thống nội tiết giải phóng hoccmon chịu trách nhiệm cho sự thay đổi của cảm xúc. Hay nói một cách dễ hiệu, nếu thương hiệu của bạn kinh doanh những sản phẩm trong ngành thực phẩm, thời trang, dịch vụ… thì những màu sáng có thể là cách tốt để điều hướng cảm xúc của dùng sang hướng tích cực.

Điểm mạnh và yếu của những màu sắc tươi sáng trong thiết kế giao diện người dùng P.1

Tuy nhiên khi sử dụng những tông màu sáng trong UI, bản thân nhà thiết kế cần lường trước và loại bỏ nhiều rủi ro có thể xảy ra. Bởi dù là tông sáng hay tông tối, thì đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Quan trọng là cách chúng ta ứng dụng vào thiết kế dựa trên những nghiên cứu và thực nghiệm nghiêm túc. Đón đọc về những lưu ý mà nhà thiết kế mà thương hiệu cần nắm rõ khi dùng màu sáng vài UI trong bài viết tiếp theo trên blog.tqdesign.vn bạn nhé.

Ảnh: DesignerVN

Còn tiếp

Add a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.