Màu sắc – thông điệp quan trọng của sản phẩm (Phần 2)

Mỗi màu sắc sản phẩm đều chứa một thông điệp riêng, nó tác động trực tiếp đến cảm xúc và khả năng ghi nhớ, nhận diện sản phẩm thương hiệu của khách hàng.

Vậy, mỗi màu sắc có ý nghĩa cụ thể ra sao? Chúng nên được áp dụng như thế nào?

Màu xanh biển

Đây là màu được người châu Âu, nhất là nam giới, ưa chuộng nhất. Màu xanh biển thường mang lại một sự nhẹ nhõm và thư thái vì sự trong sáng và mát mẻ. Theo một kết quả thăm dò ý kiến đăng tải vào năm 2003 trên Current Psychology Letters, 48% số người được hỏi cho biết cùng một loại thức uống nhưng được đựng trong các ly thuỷ tinh có nhiều màu khác nhau thì chiếc ly màu xanh biển sẽ giúp loại thức uống đó trở nên mát lạnh hơn rất nhiều.

Màu sắc - thông điệp quan trọng của sản phẩm (Phần 2)
Ảnh: Carmen – Lady in red

Đó là lí dó Pepsi đã chi một số tiền lớn hằm đạt được một “gam màu Pepsi” riêng, hoàn toàn khác biệt với màu đỏ của Coca-Cola. Năm 1996, hãng này đã không ngần ngại cho sơn lại 20 tỉ vỏ lon, 500.000 máy bán hàng tự động và 30.000 xe tải giao hàng thành màu xanh biển.

Màu trắng

Đây là màu gợi lên sự đơn giản, sạch sẽ và thanh khiết, an toàn và mát dịu. Do vậy màu trắng rất thích hợp đối với các thương hiệu và sản phẩm của trẻ thơ và liên quan đến lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

Màu sắc - thông điệp quan trọng của sản phẩm (Phần 2)
Ảnh: Carmen – Lady in red

Màu trắng còn được xem là màu của sự vĩnh hằng, dài lâu và có thể được sử dụng trong cách bài trí nội thất để hy vọng một sự trường tồn. Từ đó, hiển nhiên các nhà thiết kế sẽ không ngần ngại sử dụng màu trắng cho các mặt hàng điện máy gia dụng lớn, bởi lẽ một vật dụng có màu trắng trông có vẻ nhẹ ra hơn so với một vật dụng màu đen cùng kích cỡ.

Màu đen

Màu đen được dùng để nâng giá trị cho sản phẩm. Đây là màu của sự quý phái lẫn xa xỉ, vừa thể hiện quyền lực. Ngoài ra, nó còn là màu của sự tinh tế và huyền bí. Màu đen cũng còn giúp bộc lộ ra cảm giác sang trọng nên thường được sử dụng trong dòng sản phẩm hi-tech.

Có lẽ dựa trên quan điểm này mà Coca-Cola đã tìm cách dụ quý ông bằng các lon Coca-Cola Zero màu đen. Hãng này giải thích rằng họ muốn sản phẩm này mạnh mẽ và nam tính hơn các lon Coca “light” khác mà phái đẹp ưa chuộng.

Màu sắc - thông điệp quan trọng của sản phẩm (Phần 2)
Ảnh: Carmen – Lady in red

Tuy nhiên, không phải lúc nào màu đen cũng thành công trong việc chinh phục người tiêu dùng. Chắc hẳn “hậu quả nhãn tiền” của một cuộn giấy vệ sinh màu đen sẽ là kinh khủng nhất

Màu đỏ

Đỏ là màu thu hút sự chú ý của mọi người nhiều nhất, thể hiện sự năng động, tràn đầy năng lượng và tạo ra cảm giác khêu gợi, kích thích trí tò mò. Nó cũng gợi nên sự đam mê, tình yêu và lòng ham muốn, mà không một màu sắc nào khác có thể làm được điều này.

Giám đốc thiết kế hãng Renault khẳng định rằng “dùng màu đỏ sẽ giúp các đường thẳng và các góc cạnh của chiếc xe được bộc lộ rõ nét hơn, do đó chiếc xe sẽ mang dáng thể thao và mạnh mẽ hơn khi lăn bánh”.

Màu sắc - thông điệp quan trọng của sản phẩm (Phần 2)
Ảnh: Marketingchienluoc.com

Tuy nhiên, đôi khi nó cũng khiến nhiều nhà sản xuất phải cân nhắc khi quyết định lựa chọn màu này cho thương hiệu của mình, vì nó cũng là “tín hiệu” của sự nguy hiểm và tình trạng nợ nần.

Màu xanh lá

Màu xanh lá cây được coi là màu của mùa xuân, của sự đổi mới và sức khoẻ. Nó cũng mang lại những cảm giác yên ả và thanh bình. Danone là một trong những hãng đầu tiên nắm bắt được ý nghĩa này khi vào năm 1987, sản phẩm sữa lên men Bio (về sau mang tên là Activia) của chính hãng đã xuất hiện rất xanh tươi.

Màu sắc - thông điệp quan trọng của sản phẩm (Phần 2)
Ảnh: Marketingchienluoc.com

Chúng ta dễ nhận thấy rằng màu xanh lá biểu trưng ý nghĩa môi trường và đã “xâm nhập” được vào nhiều lĩnh vực khác nhau như thời trang, trang trí, thực phẩm và cả hàng điện tử gia dụng. Francoise Serralata, một giám đốc nghiên cứu về kiểu dáng và mẫu mã sản phẩm giải thích: “Khi đối diện với màu xanh lá, dân cư thành thị sẽ có cảm giác về một không gian thiên nhiên lý tưởng”.

Tuy nhiên, ý nghĩa của màu sắc sẽ lập tức thay đổi nếu như có một chút biến đổi về sắc thái trong màu xanh lá cây. Màu xanh lá cây đậm thường liên quan đến của cải và sự giàu có, thanh danh và uy tín. Trong khi đó, màu xanh lá cây nhạt thể hiện sự điềm tĩnh, êm đềm.

Dù vậy, vẫn còn một số lĩnh vực tỏ ra không mặn mà gì với gam màu này. Ví dụ như đối với các mặt hàng nột thất, tủ giường chẳng hạn, hay xe hơi, màu xanh lá trở nên phản cảm với khách hàng.

Theo Marketing Chiến lược

Add a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.