Câu chuyện tiếp thị thời đại số của những thương hiệu cao cấp

Kỷ nguyên số đã mở ra cơ hội lớn những cho doanh nghiệp vừa và nhỏ? Nhưng là cơ hội hay thách thức đối thị trường của những thương hiệu cao cấp?

Theo kết quả một khảo sát của McKinsey, trái với suy nghĩ của nhiều người, 50% các quyết định mua hàng độc quyền và xa xỉ chịu ảnh hưởng từ việc xem hoặc nghe trực tuyến của người tiêu dùng. Các thương hiệu đắt tiền như Burberry, Rolls-Royce hay Johnnie Walker đều đang theo kịp xu hướng này.

Câu chuyện của thương hiệu lên tiếng

Ngày nay, thương hiệu cao cấp giúp người tiêu dùng thể hiện lối sống và giá trị của mình. Các nhãn hiệu sang trọng cần nhận biết mong muốn của người dùng để có thể thu hút khách hàng. Ví dụ, hãng đồng hồ cao cấp dành cho các quý ông lấy cảm hứng từ hình ảnh “gia tài”. Nhiệm vụ của thương hiệu này là tạo dựng mối liên quan tới hình ảnh đó.

 

Câu chuyện tiếp thị thời đại số của những thương hiệu cao cấp
Ảnh: IM Group

Hay qua một video với cha và con trai xuất hiện, nhấn mạnh hình ảnh chiếc đồng hồ chất lượng cao và tuổi thọ tốt, hoặc một chiến dịch mà quà tặng cho những cậu con trai đến tuổi vị thành niên được “đóng khung” là một chiếc đồng hồ.

Burberry thành công lớn trong việc pha trộn lịch sử phong phú của mình với các biểu tượng hiện đại và những người có ảnh hưởng để tận dụng tốt nhất lợi thế của cả hai. Burberry đã dùng sự hòa trộn giữa di sản và phong cách hiện đại để nói lên câu chuyện thương hiệu của riêng mình.

Tuy nhiên, khi một thương hiệu định hình câu chuyện của mình, cần nhớ rằng ngoài sản phẩm, người tiêu dùng cũng cần một tuyên bố tự khẳng định bản thân.

Cân bằng độc quyền với mức độ phổ biến

Một khi câu chuyện thương hiệu được tạo lập, điều quan trọng là các thương hiệu không bị mắc kẹt trong trận đấu vô nghĩa giữa sự độc quyền và mức độ phổ biến. Việc đổi cái này lấy cái kia là hoàn toàn vô ích khi mối quan hệ lý tưởng là cùng tạo ra lợi ích chung.

Câu chuyện tiếp thị thời đại số của những thương hiệu cao cấp
Ảnh: baophapluat.vn

Theo một nhà phát triển hàng cao cấp tại Dubai, hàng hóa độc quyền không có nghĩa là chúng khó tiếp cận. Thay vào đó là sự nổi bật xuất sắc và phong cách độc đáo.

Ví dụ, chiến dịch Instagram với hình ảnh những người mẫu đeo kính mát hoặc khăn lụa cao cấp mang thương hiệu của bạn sẽ tận dụng được lợi thế của một nền tảng phổ biến, đồng thời gợi ra cảm giác về sự độc quyền liên kết với những hình ảnh xa xỉ hơn đời thường.

Tạo cảm hứng được sở hữu

Những thương hiệu cao cấp có điểm chung là thành công đến từ việc tạo cảm hứng về quyền sở hữu cho khách hàng. Tất cả các thương hiệu, ở một mức độ nào đó, đều là những tấm vải trắng mà qua đó khách hàng thỏa sức thể hiện sở thích và niềm tin của họ. Thương hiệu càng gợi được nhiều liên kết từ khách hàng càng tốt.

Thương hiệu sang trọng khác biệt với các thương hiệu bình dân ở cách thu hút khách hàng. Khi mà các thương hiệu bình dân quảng cáo với hình ảnh đến trường nhằm hướng vào các đối tượng mục tiêu là gia đình có con nhỏ, thì các thương hiệu cao cấp lại trưng ra các khung hình chụp cùng với người nổi tiếng. Điểm mấu chốt ở đây là cho phép khách hàng được vui đùa và tạo ra kỷ niệm.

Câu chuyện tiếp thị thời đại số của những thương hiệu cao cấp
Ảnh: Lammarketing.vn

Khuyếch trương

Khi người dùng và khách hàng tương tác với thương hiệu của bạn, cần hướng dẫn và khuếch trương lời giới thiệu sản phẩm của họ tới những người dùng mạng xã hội khác.

Trong bất kỳ chiến lược tiếp thị truyền thông xã hội nào thì điều thú vị ngoài việc thu hút khách hàng còn là tận dụng các xu hướng khi nội dung lan truyền đã có sẵn và được xoay vòng.

Một số thương hiệu xa xỉ, chẳng hạn như Saks, đã áp dụng quy tắc tỷ lệ 7/3 – tức 70% nội dung được tạo ra từ nội bộ và 30% nội dung do khách hàng tạo ra – để đảm bảo lượng nội dung dồi dào của họ bắt nguồn từ các bài đăng tích cực của người dùng trên mạng xã hội.

Theo BrandsVietNam

Add a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.