Xây dựng bộ hướng dẫn phong cách thương hiệu riêng cho bạn
|Tại sao hướng dẫn phong cách thương hiệu lại quan trọng đến vậy? Bởi vì nó tạo nên sự nhất quán trong tất cả các sản phẩm – cho dù phải thông qua bên thứ ba
Một trong những tài liệu thiết yếu nhất mà bất cứ công ty nào cũng cần có đó là bộ hướng dẫn hướng dẫn phong cách thương hiệu (Brand Visual Style Guide), tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa xây dựng cho riêng mình.
Bộ hướng dẫn phong cách thương hiệu chứa tất cả các thông tin cần thiết để tạo nên tất cả các sản phẩm liên quan đến hình ảnh công ty. Từ thiết kế website, mẫu quảng cáo, logo… Một bộ hướng dẫn phong cách thương hiệu chuẩn sẽ giúp bạn dễ dàng hoàn thành các thiết kế.
Nếu bộ hướng dẫn phong cách thương hiệu quan trọng như vậy, tại sao nhiều doanh nghiệp vẫn làm ngơ cho qua?
Lý do chính là thời gian. Bộ hướng dẫn phong cách thương hiệu không thể xuất hiện chỉ sau một cái búng tay, mà cần rất nhiều thời gian và công sức. Vậy chính xác là mất bao lâu để hoàn thành bộ hướng dẫn phong cách thương hiệu? Hãy tự mình xây dựng bộ hướng dẫn phong cách thương hiệu bằng những gạch đầu hàng sau đây:
1. Xác định rõ kích thước và cách sắp đặt logo
Logo là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với thương hiệu của bạn. Bạn cần giữ logo nhất quán trong mọi thiết kế. Hãy đặt ra những quy chuẩn chính xác cho logo của bạn.
Một điểm khá quan trọng là bạn nên đưa ra những điều không được làm với logo. Phần lớn designer rất thích sáng tạo. Vậy nên bạn cần đưa ra những điều không nên làm bên cạnh những họ được phép làm. Đưa cho họ bộ hướng dẫn phong cách thương hiệu, việc này sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian.
Nếu như công ty của bạn có nhiều biến thể của logo, bạn có thể đề cập tất cả các thông tin về logo trong một trang hoặc giải thích thành từng trang riêng cho mỗi biểu trưng.
2. Chọn bảng màu – và mọi thiết kế dựa trên bảng màu này
Nếu không có bảng màu cố định, khả năng cao là mỗi mẫu logo của bạn sẽ có một màu khác nhau. Hãy cung cấp mã hex chính xác khi đăng website, cũng như giá trị CMYK và màu sắc Pantone cho các mục đi in.
Việc chuyển đổi giữa bảng màu RGB và CMYK có thể dẫn đến những thay đổi lớn, vì vậy hãy chắc chắn kiểm tra thật kỹ bảng màu để đảm bảo chúng chính xác, tiết kiệm cả thời gian và tiền bạc nếu in.
3. Chọn phông chữ cho thấy sự độc đáo của thương hiệu
Phông chữ là một yếu tố rất quan trọng trong các thiết kế, và bạn cần tạo sự nhất quán trong phông chữ để tạo sự chuyên nghiệp. Thường thì bạn sẽ có những kiểu chữ khác nhau cho mỗi mục đích khác nhau. Trong bộ hướng dẫn phong cách thương hiệu, bạn có thể quy định rõ cách sử dụng font cho các sản phẩm khác nhau..
3. Chọn biểu tượng để làm nổi bật thương hiệu
Một biểu tượng độc đáo có thể giúp thương hiệu của bạn đi sâu vào tâm trí người tiêu dùng. Hãy đưa ra những quy định rõ ràng trong bộ hướng dẫn phong cách thương hiệu để đảm bảo rằng biểu tượng đó được sử dụng đúng.
4. Thiết lập phong cách chụp hình cho thương hiệu của bạn
Phong cách chụp hình sẽ phản ánh thương hiệu của bạn. Vậy nên bạn nên đưa ra những hướng dẫn rõ ràng để cho dù bạn làm việc với nhiếp ảnh gia nào thì mọi chuyện cũng sẽ dễ dàng và theo sát bộ hướng dẫn phong cách thương hiệu.
Ngày càng nhiều người sử dụng stock photo để đáp ứng nhu cầu về hình ảnh của họ. Những nhà xuất bản, các agency, công ty khởi nghiệp, người làm việc tự do, nhà thiết kế, người làm quảng cáo, thậm chí là những blogger nổi tiếng có hàng triệu người theo dõi.
5. Tìm ra tiếng nói thương hiệu
Tiếng nói thương hiệu cũng quan trọng như hướng dẫn phong cách thương hiệu. Thương hiệu của bạn phải xây dựng được tiếng nói riêng. Bạn không thể mong đợi một mình bạn liên tục viết mọi bài PR cho thương hiệu của bạn, việc đó chiếm quá nhiều thời gian. Bạn buộc phải cần đến copywriter. Và với một bộ hướng dẫn phong cách thương hiệu trong tay, bạn không cần phải lo lắng về việc copywriter quá sáng tạo mà lạc tone với thương hiệu của bạn.
Bạn có thể lập danh sách các từ và cụm từ cụ thể ưu tiên xuất hiện trong các bài PR hoặc những từ và cụm từ nên tránh. Ví dụ, đối tượng khách hàng của bạn là những bà nội trợ trên 30 tuổi, hãy cố gắng dùng những từ ngữ có thể thu hút đối tượng này.
Theo BrandsVietNam